Đức phản đối Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu
Nhà ngoại giao hàng đầu của Đức mạnh mẽ phản đối việc triển khai các tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở châu Âu trong trường hợp Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Đức lên tiếng phản đối Mỹ triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Âutrong trường hợp Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Có thể bạn quan tâm”Châu Âu không nên biến thành diễn đàn cho các cuộc thảo luận về vấn đề tích tụ vũ khí trong bất kỳ trường hợp nào. Việc triển khai các tên lửa tầm trung tối tân ở Đức sẽ vấp phải sự bất mãn lớn”, Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA được công bố hôm 26/12.
“Sự tích tụ vũ khí hạt nhân sẽ là một phản ứng hoàn toàn sai lầm. Chính sách của những năm 1980 sẽ không giúp giải quyêt các vấn đề ở hiện đại”, ông Maas tuyên bố khi bình luận về những cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF.
Trước đó, hồi tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa nước ông sẽ rút khỏi Hiệp ước INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc việc Mỹ đe dọa rút khỏi INF là động thái nguy hiểm. Berlin và Bắc Kinh cũng lên tiếng chỉ trích tương tự.
Việc Mỹ đe dọa rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga thổi bùng nguy cơ mất kiểm soát vũ khí nghiêm trọng.
Các nhà bình luận quốc tế cho rằng, việc Washington rút khỏi hiệp ước này sẽ đặt thế giới vào một cuộc chạy đua vũ trang mới và Mỹ sẽ tìm cách hưởng lợi nhiều hơn từ động thái của mình.
Hiệp ước INF được Washington và Moscow ký từ năm 1987, theo đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 đến 5.500km.
Việt Trần (theo Tass)
Theo doanhnghiepvn
Vũ khí nào khiến Hiệp ước INF đổ vỡ?
Mỹ đã đe dọa rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung năm 1987 (INF), cáo buộc rằng tên lửa mới của Nga, Novator 9M729 (được NATO gọi là SSC-8), vi phạm hiệp ước này, vốn cấm hai nước điều động tên lửa tầm trung đặt trên bộ ở châu Âu.
Nga và Mỹ từ lâu đã đổ lỗi cho nhau vi phạm INF. Lần này, Washington chỉ đích danh tên lửa mới của Nga, Novator 9M729. Nhưng khi Nga nói rằng họ hoàn toàn tuân thủ INF thì Mỹ đòi kiểm tra loại tên lửa này.
Nhưng ngày 19/12, Nga nói sẽ không để Mỹ làm điều đó. Moskva nói rằng phạm vi của tên lửa đặt nó hoàn toàn ngoài hiệp ước và không dài như Washington cáo buộc, nghĩa là Nga hoàn toàn tuân thủ INF. Nga đã cáo buộc Mỹ ngụy tạo cái cớ sai lạc để rút khỏi một hiệp ước mà họ vốn dĩ muốn rời bỏ để phát triển tên lửa mới.
Tên lửa mới của Nga, Novator 9M729 (được NATO gọi là SSC-8)
Nga cho biết tên lửa SSC-8 chưa được thử nghiệm ở tầm xa hơn mà Washington cáo buộc. "Chúng tôi không cảm thấy một bước đi như như vậy sẽ là chính đáng từ quan điểm chính trị hay kĩ thuật", Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant ngày 19/12.
Ông Ryabkov cáo buộc Washington về những nỗ lực "cực kì soi mói" để phơi bày hoạt động sản xuất tên lửa của Nga và nói rằng trước đây Washington đã từ chối các yêu cầu của Nga xem bên trong các tàu ngầm của Mỹ theo một hiệp ước kiểm soát vũ khí khác. Bất cứ một cuộc thanh sát nào như vậy - nếu diễn ra - không nên đơn phương mà nên diễn ra ở cả hai nước, ông Ryabkov nói thêm.
Sự cương quyết trong quan điểm của hai phía phần nào cho thấy việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF chỉ còn là ngày một ngày hai. Có một chi tiết ít được báo giới chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Putin tại cuộc họp mở rộng của Hội đồng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ngày 18/12, nhưng lại liên quan tới tương lai của INF.
Tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán lại Hiệp ước INF, để mở rộng cho một số quốc gia khác tham gia. Dù không chỉ đích danh, Trung Quốc là nước mà Moskva nhắm đến. Trên thực tế, Mỹ muốn thông qua Nga để gây áp lực thúc Trung Quốc tham gia một hiệp ước INF mới. Theo một số nguồn tin quân sự, nếu Bắc Kinh tham gia INF, thì 95 % số tên lửa của Trung Quốc vi phạm hiệp định. Các tên lửa tầm trung trên bộ của Trung Quốc, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km, đang đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ, cũng như nhiều quốc gia đồng minh ở châu Á.
Chuyên gia quân sự Nga, ông Alexandre Golts, không tin là Bắc Kinh sẽ tham gia INF, vì điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải hủy bỏ hơn 90% số vũ khí hạt nhân hiện nay. Nói như vậy cũng có nghĩa là Mỹ sẽ đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF khi thời hạn tối hậu thư cho Nga, 60 ngày (kể từ đầu 12/2018) kết thúc.
Th.Long
Theo petrotimes AFP
Sẽ xảy ra khủng hoảng trong hệ thống kiểm soát vũ khí toàn cầu? Phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ "Sáng kiến giảm nguy cơ đe dọa hạt nhân" (NTI) Laura Holgate cho rằng thế giới sẽ phải đối mặt với khủng hoảng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí nếu xu hướng rút khỏi các hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Mỹ khởi xướng tiếp diễn trong tương...