Đức nới kiểm soát biên giới
Đức từ ngày 16/5 nới lỏng kiểm soát biên giới với một số nước láng giềng, với mục tiêu nối lại đi lại tự do ở châu Âu từ giữa tháng 6.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Israel Horst Seehofer hôm nay thông báo tại Berlin nước này sẽ mở biên với Luxembourg, bỏ kiểm soát tại biên giới. Trong khi đó, nước này nới lỏng hạn chế với Áo, Thụy Sĩ và Pháp, cho phép người dân từ những nước này nhập cảnh nhưng vẫn phải qua các điểm kiểm tra. Sau 15/6, Đức sẽ gỡ bỏ hạn chế với những nước này.
Cảnh sát Đức kiểm tra xe ở biên giới với Pháp ngày 16/3. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bộ trưởng nhấn mạnh Đức “đặt mục tiêu rõ ràng là nối lại đi lại tự do ở châu Âu từ giữa tháng 6″. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ áp đặt lại kiểm soát biên giới nếu dịch bùng phát mạnh trở lại. Người nhập cảnh từ các quốc gia ngoài EU như Mỹ và Nga sẽ vẫn bị hạn chế cho đến sớm nhất là 15/6. Người từ một số địa phương an toàn của Trung Quốc cũng có thể được nhập cảnh từ ngày này.
Động thái này diễn ra khi Ủy ban châu Âu ngày 13/5 thúc giục các nước EU dần tái mở cửa biên giới với nhau khi ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19.
Đức là vùng dịch lớn thứ tám thế giới với hơn 173.000 người nhiễm và gần 7.800 người tử vong. Sau khi tình hình dịch giảm nhiệt, Berlin đã nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, cho phép các cửa hàng hoạt động trở lại, miễn là tuân thủ quy định vệ sinh và giãn cách. Người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi di chuyển bằng phương tiện công cộng. Giải bóng đá Bundesliga sẽ trở lại vào ngày 15/5. Trường học tất cả các cấp cũng tái mở cửa.
Covid-19 xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,3 triệu người nhiễm, hơn 239.000 người tử vong và khoảng 1,6 triệu người bình phục.
Syria lên án quyết định coi Hezbollah là tổ chức khủng bố của Đức
Bộ Ngoại giao Syria ngày 30-4 lên án mạnh mẽ quyết định của chính phủ Đức khi coi lực lượng Hezbollah là một tổ chức khủng bố.
Cảnh sát Đức tiến hành lục soát một địa điểm bị tình nghi có liên hệ với phong trào Hezbollah
"Quyết định coi Hezbollah là tổ chức khủng bố của chính phủ Đức cho thấy rõ họ ủng hộ các chế độ độc tài của chủ nghĩa Zion trên thế giới, và sự khuất phục của Berlin đối với các chính sách của Mỹ hỗ trợ thực thể chiếm đóng", hãng thông tấn SANA dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Syria nói hôm 30-4.
Được biết, Syria, một đồng minh thân cận của Hezbollah, hiện không có quan hệ ngoại giao với chính phủ Đức, nhưng họ vẫn duy trì một kênh liên lạc thông qua Đại sứ quán Cộng hòa Séc ở Damascus.
Trước đó cùng ngày, Bộ Nội vụ Đức ra thông báo chính thức liệt tổ chức Hezbollah của Lebanon vào danh sách khủng bố và cấm mọi hoạt động của tổ chức này ở Đức.
Nguyên nhân được Bộ Nội vụ Đức đưa ra là do Hezbollah đã "công khai kêu gọi bạo lực để tiêu diệt nhà nước Israel và không công nhận quyền tồn tại của nhà nước Israel". Vì thế, theo Berlin, tôn chỉ hoạt động của tổ chức này đi ngược lại với nguyên tắc quốc tế.
Lệnh cấm mới từ Bộ Nội vụ Đức đồng nghĩa với việc chính quyền Đức sẽ coi các hoạt động của Hezbollah là tội phạm và sẽ tiến hành truy quét. Những hành động ủng hộ Hezbollah công khai, như phát ngôn hay cầm cờ của tổ chức này, cũng sẽ bị coi là phạm luật.
Hezbollah là tổ chức quân sự-chính trị hoạt động mạnh tại khu vực Trung Đông, đặc biệt tại Lebanon, Syria và từ nhiều năm qua có xung đột quân sự trực tiếp với Israel.
Nghìn người biểu tình chống lệnh phong tỏa ở Đức Khoảng 1.000 người biểu tình phản đối các biện pháp phong tỏa ở Berlin hôm 25/4, bất chấp lệnh cấm tụ tập nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan. Người biểu tình liên tục hét lên "Tôi muốn cuộc sống bình thường trở lại" và giơ cao các khẩu hiệu như "Bảo vệ quyền hiến pháp", "Tự do không phải là tất cả, nhưng...