Đức nguy cơ đối mặt với bất ổn xã hội do khủng hoảng năng lượng
Các nhà lập pháp Đức đang lo lắng lạm phát và giá năng lượng tăng cao có thể dẫn đến bất ổn xã hội, như với các cuộc biểu tình chống phong tỏa vì COVID-19.
Khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến các cuộc biểu tình tại Đức. Ảnh: DW
Các quan chức Đức đã bày tỏ lo ngại rằng một mùa Đông có vấn đề về năng lượng trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến phản ứng dữ dội của phe cực đoan. Tình hình trở nên tồi tệ hay không sẽ phụ thuộc vào việc họ quản lý khủng hoảng như thế nào, cả trong chính sách và nhận thức.
Do đó, các nhà lập pháp Đức đang tích cực tìm ra các biện pháp để tiết kiệm năng lượng, từ tắt đèn đường đến hạ nhiệt độ tòa nhà; và họ đang đề nghị công chúng cắt giảm tiêu dùng ở trong nước.
Những nỗ lực đó có thúc đẩy sự đoàn kết hay kích động sự phản ứng của công chúng hay không sẽ trở nên rõ ràng cho đến khi thời tiết bắt đầu lạnh giá và các hóa đơn đến hạn. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra cảnh báo sớm khi nói với đài truyền hình công cộng ARD rằng chi phí sưởi ấm tăng cao là một “thùng thuốc súng đối với xã hội”.
Ricardo Kaufer, Giáo sư xã hội học chính trị tại Đại học Greifswald, nói: “Bằng cách sử dụng ‘thùng thuốc súng’ này, ông Scholz đang chuẩn bị cho những quyết định quan trọng”. Nói cách khác, Thủ tướng Scholz đang báo hiệu cho các đối tác trong liên minh cầm quyền, phe đối lập chính trị, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và xã hội dân sự rằng họ đang tranh cãi về những phản ứng chính sách khi đất nước gặp nguy hiểm.
Theo Giáo sư Kaufer, đây là “bài học kinh nghiệm” từ đại dịch, khi các nhà lập pháp thường dường như không chuẩn bị để ngăn chặn nó, bất chấp các dự đoán khoa học về cách thức và thời gian lây lan của virus.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Đức lưu ý rằng các cuộc biểu tình có quy mô tương tự như những cuộc biểu tình chống lại các hạn chế do đại dịch có thể lại nổ ra, tùy thuộc vào chi phí và nguồn cung cấp năng lượng gây gánh nặng cho xã hội.
“Chúng ta có thể cho rằng những người theo chủ nghĩa dân túy và cực đoan sẽ lại tìm cách gây ảnh hưởng đến các cuộc biểu tình theo ý muốn của họ”, Britta Beylage-Haarmann, người phát ngôn của Bộ trên cho biết trong một tuyên bố.
Giáo sư Kaufer nhận định rằng sự bất ổn ở Đức thường mang hàm ý tiêu cực, liên quan đến các sự kiện như xung đột đẫm máu trên đường phố trong bối cảnh siêu lạm phát ở Đức thời Weimar, nơi phát sinh ra Đức Quốc xã. Ông Kaufer cũng trích dẫn các cuộc biểu tình trên đường phố Đông Đức vào năm 1953 và cuộc cách mạng hòa bình năm 1989, cùng phong trào chống hạt nhân ở Tây Đức trong những năm 1970 và 80, là những ví dụ điển hình về vấn đề này.
Về phần mình, Susanne Pickel, Giáo sư chính trị học tại Đại học Duisberg-Essen, cho rằng: “Đại dịch, xung đột, thiếu năng lượng và lạm phát gây nguy hiểm cho tầng lớp thấp hơn. Nếu chúng ta không thể quản lý để ổn định họ, thì sẽ dẫn đến ngày càng nhiều người biểu tình ở Đức, thậm chí có thể thay đổi hành vi bỏ phiếu”.
'Cơn ác mộng' về năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đang trở thành hiện thực
Khi việc cắt giảm khí đốt của Nga ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của châu Âu, châu lục này đang phải vật lộn để đối phó với những gì các chuyên gia cho là một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất từ trước đến nay, thậm chí nó vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều trong thời gian tới.
Trong ngắn hạn châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Ảnh: DPA
Trong nhiều tháng, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bị ám ảnh bởi viễn cảnh mất nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga, chiếm khoảng 40% nhập khẩu của châu Âu và là một nguồn năng lượng quan trọng cho lục địa này. Cơn ác mộng đó hiện đang trở thành hiện thực "đau đớn" khi Moskva cắt giảm dòng chảy của mình để "trả đũa" việc EU tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, dẫn đến gia tăng đáng kể giá năng lượng và buộc nhiều quốc gia phải dùng đến các kế hoạch khẩn cấp trong bối cảnh các nhà cung cấp năng lượng dự phòng như Na Uy và Bắc Phi đang thất bại trong việc tăng cường nguồn cung.
Alex Munton, chuyên gia tư vấn về thị trường khí đốt toàn cầu tại Rapidan Energy Group, cho biết: "Đây là cuộc khủng hoảng năng lượng khắc nghiệt nhất từng xảy ra ở châu Âu. Châu Âu [đang] đối mặt với viễn cảnh rất thực tế là không có đủ khí đốt khi cần thiết nhất, đó là thời điểm lạnh nhất trong năm".
"Giá đã tăng vọt", ông Munton nói thêm, lưu ý rằng giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu - gần 50 USD/MMBTu (1 triệu đơn vị nhiệt Anh). "Đó là một cái giá quá cao để trả cho khí đốt tự nhiên và thực sự không có lối thoát ngay lập tức hiện nay", ông Munton nhấn mạnh.
Nhiều quan chức và chuyên gia năng lượng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn sau khi Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga đến châu Âu, được tiến hành bảo trì theo lịch trình trong tuần này. Mặc dù đường ống được cho là chỉ được sửa chữa trong 10 ngày, nhưng nhiều người châu Âu lo ngại rằng đường ống năng lượng này nguy cơ bị "vũ khí hóa" - khiến các nước EU phụ thuộc nhiều từ Nga sẽ rơi vào tình trạng chao đảo.
"Mọi thứ đều có thể xảy ra. Có thể là khí tiếp tục chảy hoặc có thể bị ngừng hoàn toàn", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo.
Điều đó sẽ gây rắc rối cho mùa Đông sắp tới, khi nhu cầu về năng lượng tăng cao và cần có đủ khí đốt tự nhiên để sưởi ấm. Các nước châu Âu thường dựa vào những tháng mùa Hè để nạp khí cho các cơ sở lưu trữ khí đốt của họ. Và vào thời điểm xung đột đang diễn ra ở Ukraine, khi nguồn cung cấp khí đốt trong tương lai của lục địa không chắc chắn, việc tăng cường dự trữ năng lượng là đặc biệt quan trọng.
Nga đã thông báo tạm dừng cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream để bảo trì. Ảnh: AFP
Nếu sự gián đoạn kéo dài, các chuyên gia cảnh báo về một mùa Đông khó khăn: một trong những khả năng là xảy ra tình trạng "phân chia khẩu phần" khí đốt, ngừng hoạt động công nghiệp và thậm chí là sự đứt gãy kinh tế lớn. Các quan chức Anh, những người chỉ vài tháng trước đã cảnh báo về hóa đơn tiền điện tăng cao đối với người tiêu dùng, thì giờ đây cảnh báo thậm chí còn tồi tệ hơn.
Helima Croft, Giám đốc điều hành tại RBC Capital Markets, cho biết châu Âu có thể phải đối mặt với một "mùa Đông của sự bất mãn, sự phân bổ, sự đóng cửa công nghiệp - tất cả những điều đó đều đang hiển hiện".
Bất ổn xã hội cũng đã và đang bùng phát, với các cuộc đình công nổ ra trên khắp châu lục khi các hộ gia đình phải vật lộn dưới áp lực của chi phí sinh hoạt và áp lực lạm phát tăng cao. Một số sự bất mãn này cũng đã có tác động mạnh đến thị trường năng lượng. Tại Na Uy, nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của EU sau Nga, các cuộc đình công hàng loạt trong ngành dầu khí tuần trước đã buộc các công ty phải ngừng sản xuất, gây thêm "sóng gió" khắp châu Âu.
Tuy nhiên, nỗi đau của cuộc khủng hoảng có lẽ đang được cảm nhận rõ ràng nhất ở Đức, quốc gia đã buộc phải chuyển sang một số biện pháp tiết kiệm năng lượng, bao gồm phân bổ nước nóng và đóng cửa các bể bơi. Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Berlin đã bước vào giai đoạn thứ hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn. Tuần trước, nước này cũng đã chuyển sang cứu trợ những gã khổng lồ năng lượng của mình đã bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi các khoản cắt giảm của Nga.
Nhưng điều này không chỉ diễn ra ở Đức. Olga Khakova, một chuyên gia về an ninh năng lượng châu Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết: "Điều này đang xảy ra trên khắp châu Âu. Pháp đã công bố kế hoạch quốc hữu hóa công ty điện EDF khi đang phải đối mặt với những thiệt hại kinh tế ngày càng tăng".
Tình hình cũng đã làm phức tạp nhiều mục tiêu khí hậu của các quốc gia châu Âu. Vào cuối tháng 6, Đức, Italy, Áo và Hà Lan đã thông báo rằng họ sẽ khởi động lại các nhà máy điện than cũ khi các nhà máy này phải vật lộn với nguồn cung bị thu hẹp.
Bất chấp quyết tâm của EU nhằm hạn chế nguồn cung từ Nga, các chuyên gia cho rằng châu Âu có thể sẽ vẫn bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang này cho đến khi họ có thể phát triển cơ sở hạ tầng để độc lập về năng lượng hơn và điều đó có thể mất nhiều năm. Khí đốt của Mỹ, được vận chuyển bằng tàu chở dầu, là một lựa chọn, nhưng điều đó đòi hỏi các thiết bị đầu cuối mới nhận được. Các đường ống mới thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn để xây dựng và vẫn không có sự bổ sung của các nhà cung cấp đủ điều kiện.
"Rất, rất khó để châu Âu có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong vòng từ 3 đến 5 năm tới". James Henderson, một chuyên gia năng lượng tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford nêu rõ. Cho đến lúc đó, các nước châu Âu sẽ tiếp tục tranh giành để đảm bảo đủ nguồn cung cấp và chỉ có thể hy vọng thời tiết ôn hòa. Bà Croft kết luận: "Trường hợp xấu nhất là mọi người phải lựa chọn giữa ăn uống và sưởi ấm".
Thiếu hụt năng lượng, khí đốt sẽ trở nên xa xỉ tại Đức? Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt trong mùa đông để giảm tác động từ nguồn cung của Nga, nước Đức có khả năng phải tiết kiệm nhiều hơn. Thành phố Hanover đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Ảnh: DW Theo tờ DW, nhiều người dân...