Đức ngừng bán vũ khí cho ArabSaudi khi Mỹ loay hoay
Đức chính thức tạm dừng các hoạt động bán vũ khí cho Arab Saudi xung quanh vụ việc nhà báo Khashoggi bị giết
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định Berlin sẽ không thông qua bất kỳ thỏa thuận bán vũ khí mới nào cho Arab Saudi tới khi kết thúc cuộc điều tra về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.
“Không có lý do nào phải phê chuẩn thỏa thuận vũ khí trong khi vẫn chưa có chi tiết rõ ràng về cái chết của ông Khashoggi. Cuộc điều tra vẫn đang tiến hành và chúng ta phải xem ai là người đứng sau tất cả mọi chuyện đen tối này” – Ông Maas nhấn mạnh.
Hồi tháng 9, trước khi xảy ra vụ việc này, Berlin và Riyadh đã có một thỏa thuận sơ bộ về việc Đức cung cấp cho quốc gia Trung Đông này 4 hệ thống pháo định vị bộ binh. Từ đầu năm 2018 đến tháng 9, Đức cũng đã cung cấp cho Arab Saudi khoảng 400 triệu euro vũ khí.
Ngày 20/10, Riyadh xác nhận nhà báo đối lập Jamal Khashoggi bị mất tích từ ngày 2/10 đã thiệt mạng. Phía Arab Saudi công bố nguyên nhân cái chết này từ việc ông Jamal Khashoggi và những người ông gặp tại lãnh sự quán ở Istanbul đã có tranh cãi và biến thành một cuộc ẩu đả và dẫn đến cái chết của ông.
Thủ tướng Đức Merkel và nhà vua Arab Saudi Salman
Công tố viên của Riyadh cho biết thêm đã tiến hành bắt giữ 18 công dân Arab Saudi liên quan đến vụ việc. Cố vấn hoàng gia Saud al-Qahtani và phó giám đốc tình báo Ahmed Asiri đã bị sa thải. Cuộc điều tra vẫn được tiến hành.
Phía Anh, Pháp cũng đã lên tiếng sau khi thông tin này được Arab Saudi công bố. London và Paris cần một kết quả điều tra rõ ràng, chi tiết và hợp lý hơn những gì họ nhận được. Đức là quốc gia phương Tây có những động thái cứng rắn nhất.
Những gì mà Ngoại trưởng Đức tuyên bố ở trên như một hành động công kích mạnh mẽ nhất nhằm vào Arab Saudi, và thậm chí là cả Washington. Bởi trước đó, Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ không để vụ việc của nhà báo Khashoggi làm ảnh hưởng đến những bản hợp đồng vũ khí trăm tỷ USD mà Mỹ đã ký với Arab Saudi.
Video đang HOT
Quan điểm của Mỹ trước lời giải thích của Arab Saudi cũng rất không rõ ràng. Hôm 20/10, Tổng thống Trump khẳng định “Lời giải thích của họ là đáng tin cậy. Tôi nghĩ đây là bước đi tốt đầu tiên. Có rất nhiều người liên quan và hãy để họ tiến hành điều tra kỹ”.
Tuy nhiên, những gì ông Trump phát biểu đã vấp phải sự phản đối của không chỉ các chính quyền nước ngoài mà ngay cả các nghị sỹ trong nước.
Một số nghị sĩ Mỹ đã đặt dấu hỏi về lời giải thích của Arab Saudi. “Tôi đã nói giảm nhẹ đi nhiều khi khẳng định sự hoài nghi về tuyên bố mới của Arab Saudi trong vụ Khashoggi”, thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người có quan điểm cứng rắn và thân cận nhất với Trump, phát biểu.
“Lời giải thích của Arab Saudi hoàn toàn không đáng tin”, thượng nghị sĩ Richard Blumenthal thuộc đảng Dân chủ phát biểu, đồng thời kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế nhằm làm sáng tỏ cái chết của nhà báo Khashoggi.
Thái tử Mohamed bin Salman và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Quốc hội Mỹ và cộng đồng quốc tế đang gây sức ép với Tổng thống Trump để có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Arab Saudi.
Những áp lực với ông Trump ngay lập tức được thể hiện khi chỉ 1 ngày sau tuyên bố tin tưởng Arab Saudi, Tổng thống Mỹ phát đi một thông điệp hoàn toàn trái ngược.
Trả lời Washington Post – cơ quan mà nhà báo xấu số đang làm việc, ông Trump cho biết “rõ ràng có sự lừa bịp và dối trá” trong thông tin mà Riyadh đưa ra. “Những câu chuyện của họ vô cùng lộn xộn”, Tổng thống Trump nói.
Dù Tổng thống Mỹ đang thể hiện mình đặc biệt ủng hộ Arab Saudi bất chấp những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng của họ, nhưng trước sức ép từ trong nước, cộng đồng quốc tế, hay gần nhất là động thái của Đức, ông Trump sẽ phải cân đối những bước tiếp theo của mình.
Tân Phong
Theo baodatviet
Bình luận của TG&VN: Đức sẽ quay lại với "Ostpolitik"?
Thay vì xích lại gần hơn với Kremlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas lại thúc đẩy hợp tác với các nước ở khu vực Trung Âu và Đông Âu. H
Ostpolitik (Chính sách phía Đông) là một phương châm trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa LB Đức những năm đầu 1970, tập trung bình thường hóa quan hệ giữa Tây Đức với các nước Đông Âu, đặc biệt là Đông Đức. Giờ đây, Chiến tranh Lạnh đã lùi xa, song Ostpolitik dường như lại đang hồi sinh, khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas liên tục có động thái nhằm cải thiện quan hệ và tăng cường hợp tác với các nước Đông Âu.
Trong hai thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Đức được chia ra làm hai xu hướng chính là mở rộng hợp tác với Mỹ và xây dựng quan hệ với Nga. Cụ thể, Thủ tướng đương nhiệm của Đức - bà Angela Merkel là người "hướng Tây". Sinh ra và lớn lên tại Đông Đức, song bà tin rằng mô hình phương Tây do Mỹ dẫn dắt mới phù hợp với sự phát triển của nước Đức.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, hầu hết Ngoại trưởng dưới thời bà Merkel lại dành nhiều sự chú ý cho Nga. Trong hai nhiệm kỳ Ngoại trưởng (2005 - 2009 2013 - 2017), ông Frank Walter-Steimeimer nỗ lực hỗ trợ Moscow xích gần hơn với phương Tây thông qua "hiện đại hóa quan hệ" ngay cả khi căng thẳng bùng phát tại Ukraine. Ông Guido Westerwelle, Ngoại trưởng Đức (2009 - 2013) cũng tương đối mềm mỏng với Nga, kêu gọi các bên đối xử với Moscow "bình đẳng hơn". Người kế nhiệm ông Steinmeier năm 2017, Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (2017 - 2018) thì nghi ngờ về cấm vận của phương Tây với Nga, đồng thời đóng vai trò chính thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí gas giữa Nga và Đức, Nord Stream 2.
Đáng chú ý, đây đều là những Ngoại trưởng đến từ đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), nơi khai sinh của Ostpolitik. Chính sách này dường như vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị Đức, đặc biệt là tại SPD. Tuy nhiên, nếu Ostpolitik thời Chiến tranh Lạnh hướng đến thúc đẩy chuyển động chính trị tại phương Đông và chủ yếu tập trung vào các nước Đông Âu, thì giờ đây cụm từ này dường như chỉ đường dùng để nói về việc cải thiện quan hệ với Nga.
... và sự thay đổi bất ngờ
Tuy nhiên, Ngoại trưởng đương nhiệm Heiko Maas, dù xuất thân từ SPD, lại có quan điểm tương đối khác biệt so với những người tiền nhiệm. Tương tự như bà Merkel, ông theo chủ nghĩa hướng Tây và có lòng tin mạnh mẽ với những giá trị phương Tây, đặc biệt là luật pháp và định chế quốc tế. Ngay sau khi trở thành Ngoại trưởng tháng 3/2018, ông Maas đã cho thấy ông sẽ không tiếp bước những người tiền nhiệm trong quan hệ với Nga. Ông từ chối sử dụng khẩu hiệu cũ như "thiết lập cầu nối" và "giữ kênh liên lạc" với Moscow.
Thay vào đó, Ngoại trưởng Maas thường xuyên đề cập đến nhu cầu xây dựng một Ostpolitik mới, tập trung vào mở rộng hợp tác với các nước Trung Âu. Một trong những điểm mới từ cách tiếp cận của ông là việc các nước Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp tốt hơn trong xây dựng một chính sách chung với Moscow: "Chúng ta cần tìm kiếm đồng thuận từ các thành viên EU về thiết lập nền tảng hành động chung với Nga... Một Ostpolitik mới cần tính toán được lợi ích của tất cả người dân châu Âu, bao gồm Ba Lan, các nước Baltic và Đông Âu".
Để đạt được sự thống nhất này, Đức cần đóng vai trò như một người xây cầu nối, hàn gắn những khác biệt giữa Đông Âu và Tây Âu, giải quyết bất đồng liên quan đến khủng hoảng người nhập cư. Ông cho rằng đã đến lúc "Người Đức cần nhìn nhận châu Âu qua lăng kính của những người châu Âu khác..." Ngoại trưởng Maas đã tham dự Sáng kiến Tam Hải tại Bucharest vào tháng Chín vừa qua, sự kiện được hướng tới cải thiện hợp tác khu vực trong lĩnh vực cơ sở vật chất và năng lượng, từ biển Baltic với biển Địa Trung Hải và biển Đen.
Tầm nhìn mới
Tại Bucharest hồi tháng Tám, ông Maas đã có bài phát biểu thể hiện rõ tầm nhìn về châu Âu trong tương lai. Đầu tiên, ông mong muốn xây dựng một EU "độc lập và mạnh mẽ" là vô cùng cần thiết, khi mà chỉ mình Pháp và Đức là không đủ để đưa khối tiến về phía trước. Thứ hai, ông cũng cho rằng đã đến lúc châu Âu cần "bảo vệ bản thân khỏi những chia rẽ đến từ bên ngoài" và Brussels phải xây dựng một chính sách chung và toàn diện đối với Bắc Kinh. Cuối cùng, ông cảnh báo rằng EU vẫn đang phải đối mặt với áp lực từ phía Nga: "Với tư cách là công dân châu Âu, chúng ta cần bảo vệ những giá trị cốt lõi của hòa bình và an ninh trật tự. Chỉ có hành động chung, rõ nét với những người hàng xóm Đông Âu mới có thể giúp chúng ta thiết lập quan hệ tốt với Nga".
Có thể thấy, một mặt, ông Maas đã từ bỏ chính sách đối ngoại của trước đây của Đức đối với Nga, vốn không mang lại hiệu quả rõ rệt. Song mặt khác, ông cũng cho thấy Đức hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của khu vực Trung Âu và Đông Âu trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn đang trở lại. Sự tham dự của Berlin nhằm cân bằng và bảo vệ lợi ích quốc gia là cần thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, biến tầm nhìn thành hiện thực chưa bao giờ là dễ dàng. Ngoại trưởng Đức cần tìm kiếm sự ủng hộ từ Thủ tướng và nội các nhằm thuyết phục đối tác Trung Âu khi uy tín của Đức đã bị tổn hại nghiêm trọng sau khi ký kết dự án đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 với Nga. Thêm vào đó, Berlin sẽ phải khéo léo trong cách tiếp cận với Budapest và Warsaw, khiến cho họ nhận thấy lợi ích của mình nằm ở hợp tác với EU. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội để Ngoại trưởng Heiko Maas chứng tỏ năng lực của mình.
Minh Vương
Theo baoquocte
Chơi chữ thể hiện chủ ý Bằng chứng mới về mức độ bất đồng và phân rẽ giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác ở châu Âu thể hiện rõ ràng trong những phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ năm nay. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ năm nay REUTERS Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần như...