Đức ngăn chặn nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp y tế
Chính phủ Đức ngày 20.5 thông qua quy định mới cho phép chính phủ ngăn chặn nước ngoài thâu tóm các công ty trong lĩnh vực y tế.
Chính phủ Đức quyết bảo vệ các công ty trong lĩnh vực y tế trước nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm . Ảnh REUTERS
Theo quy định, chính phủ Đức có quyền hạn mới là chặn doanh nghiệp nước ngoài mua lại những công ty sản xuất vắc xin, dược phẩm, thiết bị và máy móc y tế như máy thở, nếu xác định thương vụ đó đe dọa lợi ích quốc gia.
Chính phủ Đức sẽ được phép kiểm tra và đánh giá bất kỳ nhà đầu tư nào bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) muốn mua hơn 10% cổ phần công ty trong lĩnh vực y tế, thấp hơn so với ngưỡng trước đây là 25%, theo Reuters.
Động thái này diễn ra sau khi có thông tin chính phủ Mỹ định mua lại Curevac, một công ty công nghệ sinh học đang phát triển vắc xin phòng bệnh Covid-19.
Các quan chức chính phủ Đức đã lên tiếng khẳng định phải giữ công ty này là của Đức và Curevac đã từ chối đề nghị từ phía Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Đức và một số nước thành viên EU khác như Ý, Tây Ban Nha và Ba Lan cũng đang áp dụng các biện pháp đề phòng nguy cơ nước ngoài, nhất là Trung Quốc, thâu tóm doanh nghiệp gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Chính phủ những nước này đã siết chặt quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, quốc phòng và công nghệ để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19 tại cơ sở của Curevac ở Tuebingen, Đức .Ảnh REUTERS
Hôm 17.5, chính trị gia Đức Manfred Weber, lãnh đạo liên minh chính trị Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trong Nghị viện châu Âu, kêu gọi EU ban hành lệnh cấm 12 tháng đối với nhà đầu tư Trung Quốc muốn mua lại công ty châu Âu.
“Các công ty Trung Quốc, đa phần nhận được hỗ trợ từ quỹ nhà nước, đang cố mua lại những công ty châu Âu dễ bị thâu tóm hoặc đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19. Chúng ta phải chấm dứt tour mua sắm của người Trung Quốc”, ông Weber nói.
Giới chức Đức từng gọi vụ Trung Quốc thâu tóm công ty robot Kuka ở bang Bavaria năm 2016 là “một lời cảnh tỉnh”, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ những bộ phận chiến lược của nền kinh tế.
Hồi năm 2018, tập đoàn lưới điện Trung Quốc có kế hoạch mua cổ phần của công ty điều hành lưới điện 50Hertz ở Đức. Ngân hàng quốc doanh Đức KfW đã vào cuộc để ngăn chặn kế hoạch này sau khi chính phủ Đức không thể tìm được nhà đầu tư tư nhân thay thế ở châu Âu.
Covid-19: Một số nước bắt đầu nới lỏng các hạn chế
Nhiều nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng hạn chế để khôi phục các hoạt động sản xuất, khởi động lại nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Bất chấp số ca bệnh mắc Covid 19 vẫn ở mức cao và số người tử vong vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế để khôi phục các hoạt động sản xuất, khởi động lại nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc nới lỏng này đều được các nước thực hiện một cách thận trọng và có lộ trình nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Chính phủ Đức ngày 20/4 cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại. Ảnh: Anadolu
Mặc dù số ca mắc Covid-19 vẫn ở mức cao, song Chính phủ Đức ngày 20/4 cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại, trong số này có cả các showroom bán xe hơi, cửa hàng sách, sở thú và cửa hàng điện tử. Tuy nhiên, nhà hàng và quán bar vẫn chưa được phép hoạt động. Tuy vậy, giống như nhiều nơi khác, bất chấp mở cửa trở lại một phần nền kinh tế, chính phủ Đức cảnh báo rằng, sẽ phải còn rất xa mới có thể hoàn toàn trở lại cuộc sống bình thường.
"Đừng quên một sự thật rằng, chúng ta vẫn ở giai đoạn đầu của đại dịch và chúng ta còn một chặng đường dài phía trước để khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Chúng ta cần phải nhận thức rõ điều này, nhất là trong tuần đầu khi những hạn chế xã hội đầu tiên được dỡ bỏ", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng nhấn mạnh vấn đề quan trọng hiện nay là cần theo dõi sát tình hình các ca nhiễm trong hai tuần tới ở Đức liệu có tiếp tục tăng sau khi chính phủ liên bang nới lỏng một số quy định hạn chế hay không. Trong trường hợp số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng trở tại, Chính phủ Đức sẽ buộc phải áp đặt lại và thắt chặt hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch.
Ngoài Đức, các nước châu Âu khác là Đan Mạch và Cộng hòa Séc cũng cho phép những cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn Na Uy thì bắt đầu cho phép học sinh mẫu giáo tới trường. Ba Lan mở cửa công viên và các cánh rừng cho người dân.
Ở Châu Á, số ca mắc mới đã giảm trông thấy trong những ngày gần đây. Thậm chí, có ngày số ca mắc Covid-19 chỉ ở mức 1 con số đã khiến Chính phủ Hàn Quốc có thể tự tin hơn để dần dỡ bỏ các hạn chế với người dân. Tuy nhiên, việc hạn chế này cũng rất thận trọng. Nếu như trước kia cấm tất cả hoạt động đối với các cơ sở tôn giáo, nhà thờ, nơi vui chơi giải trí, trung tâm thể thao trong nhà, cơ sở học thêm...thì nay những trường hợp này nới lỏng thành "hạn chế hoạt động".
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun đã kêu gọi người dân cần cảnh giác với dịch bệnh.
"Chúng ta cần phải có những biện pháp kiểm dịch kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh khi chúng ta nới lỏng các biện pháp. Xin hãy nỗ lực hết sức để kiểm dịch các nơi vui chơi giải trí, các cơ sở công cộng ngoài trời và các kỳ thi khi được nối lại", ông Chung Sye Kyun nhấn mạnh.
Nới lỏng các biện pháp hạn chế sau 1 thời gian dài áp dụng cũng là một giải pháp để các nước có thể cứu vãn nền kinh tế, đang được dự báo ở mức hầu hết tăng trưởng âm. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn ở mức độ nguy hiểm, tức là vẫn có nguy cơ lây lan ra cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, người dân không thể chủ quan trước diễn biến của Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi chính phủ các nước cần tiếp tục "phát hiện, xét nghiệm, cách ly, chăm sóc mọi trường hợp và theo dõi mọi tiếp xúc"./.
Vũ Anh Tuấn
Bà Merkel quay lại làm việc, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại Đức bắt đầu tăng Tính đến ngày 3/4, Đức đã có 1.107 bệnh nhân tử vong vì Covid-19 và gần 85.000 người nhiễm bệnh. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trở lại làm việc bình thường sau khi kết thúc thời gian tự cách ly do lo ngại nhiễm Covid-19, trong bối cảnh số người nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại nước này...