Đức nêu điều kiện dỡ bỏ lệnh cấm vận của phương Tây lên Nga
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 1.5 tuyên bố các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga vì chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine sẽ không được dỡ bỏ nếu Moscow không rút quân khỏi nước láng giềng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Bild (Đức), Ngoại trưởng Baerbock giải thích rằng “một lệnh ngừng bắn có thể chỉ là bước đầu tiên” khi đề cập đến việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận, theo Đài RT. “Rõ ràng đối với chúng ta là các lệnh cấm vận chỉ có thể được dỡ bỏ nếu Nga rút binh sĩ”, bà Baerbock nhấn mạnh. Bà còn nói rằng hòa bình theo điều kiện của Nga sẽ không mang lại an ninh cho Ukraine hay châu Âu mà “sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh kế tiếp, thậm chí gần biên giới của chúng ta hơn”.
Cũng theo bà Baerbock, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã “phá hủy một cách không thể cứu vãn” hòa bình ở châu Âu và cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đảm bảo Ukraine đủ mạnh để tự đưa ra quyết định.
Quân nhân Nga với hệ thống tên lửa phòng không ZU-23 tại tỉnh Kharkiv thuộc miền đông Ukraine. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn 5 gói cấm vận nhắm vào Moscow và đang chuẩn bị gói cấm vận thứ 6, theo RT. Ngoài ra, Mỹ và một số nước khác ngoài EU cũng đã nhiều lần áp đặt lệnh cấm vận nhắm giới lãnh đạo và nhiều ngành của nền kinh tế Nga.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin ngày 14.3 cho biết Nga sẽ không đề nghị Mỹ và các quốc gia thành viên EU dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhằm vào Nga. Ông Vershinin tuyên bố rằng áp lực từ phương Tây và thế giới cũng sẽ không làm thay đổi hướng đi của Moscow.
Theo ông Vershinin, cả Washington và EU “đã rất cố gắng” khi áp đặt cấm vận chống lại Nga nhiều nhất có thể nhằm đảo ngược đường lối của Điện Kremlin, để “buộc Nga phải thay đổi các quyết định đã được đưa ra”, nhưng “sẽ không có gì xảy ra”.
Nga trục xuất 40 nhân viên ngoại giao Đức
Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/4 cho biết đã đưa 40 nhân viên ngoại giao Đức vào danh sách những người "không được hoan nghênh" nhằm trả đũa động thái tương tự trước đó của Berlin.
Đại sứ quán Nga tại Berlin (Đức). Ảnh: CNN
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ quyết định trên được đưa ra sau khi Đức trục xuất "một lượng đáng kể" nhân viên tại Đại sứ quán Nga ở Berlin. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Đức tại Moskva tới thông báo về quyết định trên.
Hôm 4/4, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết nước này đã tuyên bố 40 nhà ngoại giao Nga là những người "không được hoan nghênh" và phải rời khỏi Đức trong vòng 5 ngày sau đó.
Tiếp sau Đức, Pháp cũng thông báo nước này sẽ trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga. Moskva đã tuyên bố sẽ có động thái đáp trả đối với Berlin và Paris.
Cũng theo Bộ Ngoại giao, trong ngày 25/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã có cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại nước này John Sullivan để trao đổi về các vấn đề trong quan hệ song phương.
Bộ trưởng Đức: cấm dầu khí Nga, châu Âu tắt điện thì cũng chẳng cản được xe tăng Ngày 6.3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo việc trừng phạt nhắm vào nhiên liệu hóa thạch của Nga sẽ là vô nghĩa vì biện pháp này không thể duy trì lâu dài. Bà Baerbock nói: "Sẽ không ích lợi gì nếu ba tuần tới, chúng ta nhận ra rằng số nhiên liệu còn lại chỉ đủ phát điện ở Đức trong...