Đức muốn điều chiến hạm tới Nhật Bản
Đức đang cân nhắc điều tàu hộ vệ tới Nhật Bản, động thái hiếm hoi dường như nằm trong cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.
“Chúng tôi dự kiến sẽ ra khơi mùa hè này. Chúng tôi vẫn chưa quyết định chi tiết, nhưng đang cân nhắc điều tàu tới Nhật Bản”, Thomas Silberhorn, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Liên bang Đức, cho biết hôm 24/1. Ông nhấn mạnh kế hoạch này “không nhằm vào bất kỳ ai”.
Chính phủ Đức cuối năm ngoái thông qua chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới và đang xem xét những chính sách dựa theo chiến lược này, bao gồm cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Đức khởi hành từ Mỹ tới Trung Đông năm 2018. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin chính phủ Đức và đảng cầm quyền, một tàu hộ vệ đóng quân ở phía bắc nước Đức sẽ triển khai tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, với những chuyến cập cảng tại Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và những quốc gia khác. Chiến hạm dự kiến tiếp liệu và tham gia diễn tập ở một số vùng lãnh thổ của Pháp trong khu vực. Chính phủ Đức dường như cũng có kế hoạch cho tàu di chuyển qua Biển Đông, nhưng điều này chưa được xác nhận.
Đức luôn thận trọng trong việc triển khai quân đội ngoài châu Âu, trong khi châu Á vốn không phải khu vực nước này có lợi ích truyền thống. Tuy nhiên, dường như Berlin đang muốn thể hiện sẵn sàng duy trì trật tự thế giới vì lợi ích ngày càng lớn tại Đông Á.
Các nước châu Âu đang cố tách rời chính trị và kinh tế trong chính sách với Trung Quốc, trong đó gồm duy trì khoảng cách về chính trị nhưng vẫn bảo đảm quan hệ kinh tế tốt đẹp. Sự hiện diện của chiến hạm Đức tại châu Á có thể coi là thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của châu Âu.
Dân số loài người bắt đầu suy giảm
Liên Hợp Quốc tin rằng loài người sắp chấm dứt chu kỳ tăng dân số và bắt đầu quá trình suy giảm.
Trong nhiều năm, nhân loại đã quen với cuộc khủng hoảng gia tăng dân số. Quay lại năm 1969, Paul và Anne Ehrlich, hai nhà sinh vật học Đại học Stanford đã nổi tiếng sau khi dự đoán chính xác rằng hàng triệu người sẽ chết đói trong cuốn sách Quả bom Dân số. Thời điểm đó, thế giới đang ở đỉnh cao của sự gia tăng dân số với tốc độ 2,1% một năm. Từ đó tới nay, dân số toàn cầu đã tăng từ 3,5 tỷ lên 7,67 tỷ.
Nhưng tăng trưởng đã chậm lại đáng kể, khi phụ nữ được trao quyền nhiều hơn, cải thiện khả năng tiếp cận biện pháp tránh thai. Tỷ lệ sinh tại nhiều quốc gia bắt đầu chững lại, thậm chí suy thoái, khi mỗi phụ nữ sinh chưa tới 2,1 con - mức tối thiểu để duy trì dân số ổn định.
Em bé khóc khi được đô vật sumo bế trong một ngôi đền ở Tokyo hồi tháng 4/2018. Ảnh: Reuters
Tỷ lệ sinh giảm từ lâu đã là vấn đề khó giải quyết ở một số quốc gia giàu nhất thế giới, đặc biệt là Nhật Bản và Đức. Ở Hàn Quốc năm ngoái, tỷ lệ sinh giảm xuống 0,84 con trên một phụ nữ, mức thấp kỷ lục, bất chấp nhiều chính sách khuyến khích sinh đẻ chính phủ đưa ra.
Tỷ lệ sinh cũng đang giảm đáng kể tại Anh và Xứ Wales, từ 1,9 trẻ em/một phụ nữ năm 2012 xuống còn 1,65 năm 2019. Số liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho thấy năm 2020, tỷ lệ này có thể là là 1,6 và đây sẽ là tỷ lệ thấp nhất từ trước Thế Chiến II. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn ở Scotland, nơi giảm từ 1,67 năm 2012 xuống 1,37 năm 2019.
Tỷ lệ sinh đẻ tại các quốc gia có thu nhập trung bình cũng giảm, bao gồm Thái Lan và Brazil. Ở Iran, khi tỷ lệ sinh còn 1,7 trẻ em/một phụ nữ, chính quyền cảnh báo các bệnh viện nhà nước sẽ không cung cấp các biện pháp tránh thai hoặc dịch vụ thắt ống dẫn tinh nữa.
Do xu hướng giảm sinh toàn cầu này, Liên Hợp Quốc dự đoán loài người sẽ chấm dứt sự gia tăng dân số tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua, trước khi bắt đầu xu hướng giảm.
Một nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet năm ngoái dự đoán dân số toàn cầu sẽ đạt đỉnh sớm hơn nhiều so với dự kiến, là 9,73 tỷ người năm 2064 trước khi giảm xuống 8,79 tỷ năm 2100. Tỷ lệ sinh giảm có khả năng gây "hậu quả kinh tế, xã hội, môi trường và địa chính trị" khắp thế giới.
Các tác giả dự đoán 23 quốc gia sẽ suy giảm hơn một nửa dân số trước nửa cuối thế kỷ này, bao gồm Tây Ban Nha, Italy, Ukraine và Trung Quốc, nơi chính sách một con gây tranh cãi mới chấm dứt năm 2016 và dự đoán dân số sẽ giảm mạnh 48% vào năm 2100.
Đức hối thúc các nước EU có biện pháp chung để ngăn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Ngày 20/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về các biện pháp chung nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và cảnh báo nếu không có động thái này, Đức sẽ tiến hành kiểm soát biên giới với các nước láng...