Đức mở rộng chương trình trình tiêm chủng vaccine
Đức dự kiến sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19 cho tất cả người người trưởng thành chậm nhất vào tháng 6 tới.
Người cao tuổi chờ tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại điểm tiêm chủng ở Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội đồng Liên bang ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn bày tỏ hy vọng nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) này có thể “mở rộng các đối tượng ưu tiên tiêm chủng vào tháng 6 tới”, thậm chí có thể sớm hơn. Ông khẳng định: “Sau sự khởi đầu chậm chạp, chiến dịch tiêm chủng vaccine bắt đầu từ tháng 12/2020 sẽ được đẩy nhanh từ tháng này”.
Tính đến ngày 22/4, đã có khoảng 21,6% dân số Đức được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Tuy nhiên, cho đến nay Đức vẫn bị “ràng buộc” trong một hệ thống nghiêm ngặt liên quan đến các nhóm ưu tiên do Ủy ban Vaccine STIKO đưa ra, chủ yếu được xác định theo độ tuổi. Từ tuần này, một số bang của Đức đã công bố kế hoạch mở rộng chương trình chủng ngừa vaccine AstraZeneca, vốn đã được sử dụng tại nhiều nước châu Âu, cho mọi công dân có nguyện vọng.
Trước đó, Đức đã chính thức khuyến nghị chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca cho những người từ 60 tuổi trở lên sau những lo ngại liên quan đến hiện tượng đông máu (huyết khối) hiếm gặp ở những người trẻ tiêm vaccine. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel tuần trước đã tiêm mũi đầu tiên vaccine AstraZeneca.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức vẫn ở mức cao trong 6 tháng qua bất chấp nước này áp đặt các biện pháp phong tỏa chống dịch. Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức cho biết nước này đã ghi nhận 29.518 ca mắc mới trong 24 giờ qua – mức cao nhất tính theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.208.672 ca.
Trong khi đó, liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ, quốc gia có tốc độ lây nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới hiện nay, ngày 22/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ quốc gia Nam Á đối phó với đợt bùng phát mới.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, Bắc Kinh chia sẻ với chính quyền New Delhi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng gần đây cũng như sự khan hiếm tạm thời các vật tư cần thiết cho công tác chống dịch. Ông khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết.
Ngày 22/4, Ấn Độ thông báo ghi nhận thêm gần 315.000 ca COVID-19 trong 24 giờ qua và các trung tâm y tế của nước này được cho là đang phải vật lộn đối phó với tình trạng hết giường bệnh và bình oxy.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Singapore công bố lệnh cấm nhập cảnh đối với những người có thị thực dài hạn cũng như khách ngắn hạn có lịch sử đi lại gần đây tới Ấn Độ. Chính phủ Singapore cho biết lệnh hạn chế đi lại liên quan đến Ấn Độ sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 tại các khu nhà ở tập trung nhiều người lao động nhập cư đến từ quốc gia Nam Á.
Đức đàm phán mua vaccine Sputnik V của Nga
Đức đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về việc mua vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V mà không đợi hành động phối hợp của Liên minh châu Âu (EU).
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, các quan chức Chính phủ Đức đang thảo luận hợp đồng đặt mua vaccine Sputnik V với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ phát triển loại vaccine này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn trước đó cho biết nước này sẵn sàng tự tiến hành đàm phán với Nga mà không có 26 quốc gia thành viên còn lại của EU nếu việc này có thể giúp Đức đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc mua vaccine vẫn phải phụ thuộc vào sự phê duyệt của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA).
Bang Bavaria, miền Nam nước Đức, cho biết bang này đã ký ý định thư mua 2,5 triệu liều vaccine Sputnik V nếu loại vaccine này được EMA phê duyệt. Bang Mecklenburg-Western Pomerania, miền Đông nước Đức, cũng đặt mua 1 triệu liều vaccine Sputnik V.
EMA đang xem xét để cấp phép lưu hành vaccine Sputnik V tại 27 quốc gia thành viên của EU. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Spahn, Ủy ban châu Âu cho biết cơ quan này sẽ không ký hợp đồng mua vaccine Sputnik V như với các hãng dược phẩm khác như BioNTech, vì vậy Đức sẽ đàm phán song phương với Nga.
Đức bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào cuối tháng 12/2020 và hiện đang sử dụng vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna. Loại thứ 4 là vaccine của hãng Johnson & Johnson dự kiến sẽ được lưu hành ở EU trong vài tuần tới.
Cho đến nay Đức vẫn phối hợp với EU trong việc mua vaccine. Việc triển khai chương trình tiêm vaccine tương đối chậm ở Đức hiện nay đã vấp phải dư luận chỉ trích trong nước khi nước này đang phải nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 3 diễn biến phức tạp. Đến nay, mới chỉ có 13% dân số Đức được tiêm liều vaccine đầu tiên, trong khi số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 8/4 là hơn 20.000 ca và hơn 300 ca tử vong.
* Cùng ngày 8/4, RDIF đã yêu cầu Chính phủ Slovakia trả lại một lô vaccine gồm hàng chục nghìn liều Sputnik V để các nước khác sử dụng. Thông báo trên tài khoản Twitter của quỹ RDIF, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cho biết yêu cầu này liên quan đến các vi phạm hợp đồng khác nhau, cụ thể là việc kiểm nghiệm vaccine do cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia thực hiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, thông báo nhấn mạnh cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia đã thử nghiệm vaccine Sputnik V trong một phòng thí nghiệm không thuộc mạng lưới các phòng thí nghiệm kiểm soát thuốc chính thức của EU.
Trước đó, RDIF đã yêu cầu Slovakia tiến hành thử nghiệm lại vaccine Sputnik V, song phải thực hiện ở phòng thí nghiệm được EU chứng nhận.
Tháng trước, Slovakia đã nhập khẩu 200.000 liều vaccine Sputnik V, theo đó trở thành quốc gia thứ 2 trong EU chấp thuận vaccine của Nga sau Hungary, mặc dù EMA chưa phê duyệt loại vaccine này. Tuy nhiên, Bộ Y tế Slovakia chưa cho phân phối ngay vaccine Sputnik V mà yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm thử nghiệm lại. Ngày 8/4, cơ quan quản lý dược phẩm SUKL của Slovakia cho biết lô vaccine Sputnik V mà nước này nhận được khác với mẫu mà các nhà khoa học quốc tế và EMA đang đánh giá.
Tuy nhiên, RDIF đã bác bỏ ý kiến trên của phía Slovakia. RDIF khẳng định mọi lô vaccine Sputnik V đều có chất lượng như nhau và được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt tại Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine Sputnik V.
EU không thống nhất được cách sử dụng vaccine AstraZeneca Các bộ trưởng y tế của EU không thống nhất được hướng dẫn chung về cách sử dụng vaccine AstraZeneca, sau khi cơ quan quản lý dược phẩm xác nhận tác dụng phụ của nó. Các bộ trưởng tổ chức một cuộc họp trực tuyến bất thường ngày 7/4 ngay sau khi Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) ra tuyên bố rằng...