Đức mở phiên tòa xét xử nhóm khủng bố cực hữu
Ngày 13/4, Đức đã mở phiên tòa xét xử 12 đối tượng cực hữu lên kế hoạch tấn công các chính trị gia, người xin tị nạn và người Hồi giáo.
Cảnh sát Đức áp giải một đối tượng thành viên Nhóm S (Gruppe S), bị cáo buộc tham gia và ủng hộ tổ chức khủng bố, tới phiên xét xử của toà án ở Stuttgart ngày 13/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
11 đối tượng bị bắt giữ hồi tháng 2/2020 với cáo buộc tham gia một tổ chức khủng bố và vi phạm luật về sở hữu vũ khí. Đối tượng thứ 12 bị buộc tội ủng hộ một tổ chức khủng bố. Tất cả đều là công dân Đức.
Theo các công tố viên Liên bang Đức, các đối tượng tình nghi thuộc Nhóm S (Gruppe S), có âm mưu tạo ra “tình hình giống nội chiến” thông qua các cuộc tấn công vào các chính trị gia, người xin tị nạn và người Hồi giáo. 8 thành viên sáng lập nhóm đặt mục tiêu gây bất ổn và cuối cùng là lật đổ “trật tự dân chủ” của Đức.
Video đang HOT
Để lên kế hoạch tấn công, nhóm này đã tổ chức gặp mặt thường xuyên hoặc liên lạc qua các ứng dụng nhắn tin do hai đối tượng Werner S và Tony E điều phối và tổ chức.
Phiên tòa tại Stuttgart diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng tại Đức về sự gia tăng bạo lực của những phần tử cực đoan cánh hữu.
Theo số liệu của cảnh sát Đức công bố hồi tháng 2, số vụ phạm tội do các đối tượng tình nghi cực hữu thực hiện tai nước này năm 2020 tăng lên mức cao nhất trong 4 năm qua. Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer tuyên bố chủ nghĩa cực đoan cực hữu đang là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Bộ trưởng Y tế Đức kêu gọi 'phong tỏa cứng' trong 2 tuần
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn ngày 27/3 kêu gọi tiến hành "phong tỏa cứng" từ 10 đến 14 ngày nhằm kiểm soát sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 19/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc đối thoại trực tuyến với người dân, Bộ trưởng Spahn cho rằng Đức thực sự cần ít nhất từ 10 đến 14 ngày ngừng mọi tiếp xúc và đi lại để có thể kiểm soát được tình trạng bùng phát đang tiếp tục xu hướng gia tăng mạnh hiện nay. Theo ông, Đức cần áp đặt phong tỏa qua kỳ nghỉ Phục sinh vào tuần tới, tương tự như đã thực hiện hồi năm ngoái khi người dân Đức được yêu cầu ở nhà và tránh mọi tiếp xúc.
Ông nhấn mạnh nếu xu hướng gia tăng không kiểm soát, hệ thống y tế Đức sẽ đạt tới hạn trong tháng 4 tới. Bộ trưởng Spahn cũng kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chỉ nên gặp gỡ ở ngoài trời trước kỳ nghỉ Phục sinh từ ngày 2-5/4 tới.
Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi người dân tận dụng cơ hội xét nghiệm miễn phí với mạng lưới trên 10.000 điểm xét nghiệm trên toàn quốc để tất cả người dân có thể xét nhiệm tối thiểu 1 lần/tuần. Đối với các trường học và nhà trẻ, mỗi học sinh/trẻ nhỏ sẽ được xét nghiệm ít nhất 2 lần/tuần, trong khi các chủ lao động cũng được yêu cầu làm xét nghiệm tối thiểu 2 lần/tuần cho nhân viên.
Trước đó, Hiệp hội chăm sóc tích cực của Đức (DIVI) cũng đã kêu gọi thực hiện phong tỏa cứng trong 2 tuần, coi đây là cách thức duy nhất để tránh sự quá tải ở các bệnh viện. Theo tổ chức này, việc thực hiện đồng thời phong tỏa cứng, tiêm chủng và xét nghiệm là cần thiết để tránh sự quá tải cho các cơ sở chăm sóc tích cực. DIVI cũng kêu gọi các chính trị gia Đức lập tức ngừng mọi kế hoạch mở cửa trở lại do số ca nhiễm mới đang gia tăng mạnh mỗi ngày.
Trong khi đó, chuyên gia y tế của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Karl Lauterbach yêu cầu nhanh chóng bàn lại phương án chống dịch trước làn sóng lây nhiễm gia tăng mạnh hiện nay. Ông cho rằng nếu không có phong tỏa cứng, chẳng hạn như áp đặt giới nghiêm từ 20h trong 2 tuần, Đức sẽ khó có thể đảo ngược xu thế hiện nay. Thủ hiến bang Baden-Wrttemberg, ông Winfried Kretschmann cũng lên tiếng cho rằng trung ương và địa phương cần họp khẩn vào đầu tuần tới để bàn về một lệnh phong tỏa cứng trước tình hình nghiêm trọng hiện nay.
Ông cũng ủng hộ lời kêu gọi áp đặt phong tỏa cứng kéo dài 2 tuần được Bộ trưởng Y tế Spahn đưa ra trước đó. Một cuộc khảo sát của kênh truyền hình ZDF cho thấy số người Đức mong muốn siết chặt các biện pháp phong tỏa cao hơn so với bộ phận ủng hộ duy trì các biện pháp hiện tại và chỉ có 1/4 số người được hỏi muốn nới lỏng phong tỏa.
Viện Robert Koch (RKI) ngày 27/3 thông báo chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân ở Đức đã lên tới 124,9 - mức cao nhất từ giữa tháng 1/2021. Theo các cơ quan y tế Đức, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm gần 18.000 ca nhiễm mới và 127 ca tử vong. Hiện tỷ lệ số ca mắc biến thể phát hiện ở Anh trong số các ca nhiễm mới ở Đức chiến trên 71%.
Các nhà dịch tễ học thậm chí cảnh báo về sự xuất hiện những biến thể mới, kể cả ở Đức. Theo chuyên gia Timo Ulrichs, khi bước vào giai đoạn tiêm chủng với số ca nhiễm cao, virus sẽ bị sức ép bởi vaccine và có nguy cơ biến thể "trốn thoát" sự tầm nã của chủng ngừa. Ông cho rằng để giữ nguy cơ các biến thể "đào tẩu" như vậy ở mức thấp thì cần phải giảm số ca nhiễm mới bằng các biện pháp phong tỏa cứng.
Hiện ở Đức chỉ còn 3/16 bang có chỉ số lây nhiễm trung bình dưới 100 là Rheinland-Pfalz (97,3), Saarland (69,7) và Schleswig-Holstein (65,5). Như vậy, 13 bang có chỉ số vượt 100 phải thực hiện "kéo phanh" (tái áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt) theo nghị quyết đã được chính quyền trung ương và địa phương thông qua.
Hàng nghìn người Đức biểu tình chống phong tỏa Đám đông tuần hành trên đường phố Kassel để phản đối các hạn chế ngăn Covid-19, buộc cảnh sát Đức dùng hơi cay, dùi cui để giải tán. Hàng nghìn người thuộc phong trào "Querdenker", nhóm từng tổ chức những cuộc biểu tình "chống corona" lớn nhất nước Đức, hôm nay tập trung tại quảng trường trung tâm thành phố Kassel, miền trung...