Đức lo ngại lực lượng cực đoan tuyển mộ người tị nạn
Tình báo Đức hôm nay cảnh báo số lượng phần tử Hồi giáo cực đoan ở nước này gia tăng nhanh chóng trong vài tháng gần đây, lo ngại chúng đang tuyển mộ người tị nạn.
Cảnh sát đặc nhiệm Đức di chuyển gần một nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô Berlin hôm nay. Ảnh: Reuters.
Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp (BfV), cơ quan an ninh nội địa Đức, cho biết số lượng phần tử Hồi giáo cực đoan tăng từ 7.500 người hồi tháng 6 lên 7.900 người trong tháng 9. Nhiều kẻ đang cố dụ dỗ những người xin tị nạn vào hàng ngũ của chúng.
“Chúng tôi rất lo ngại phần tử Hồi giáo ở Đức, dưới danh nghĩa hỗ trợ nhân đạo, lợi dụng tình hình người tị nạn để dụ dỗ họ cải đạo và tuyển mộ”, AFPdẫn lời Hans-Georg Maassen, chủ tịch BfV, cho biết trong một thông báo.
Video đang HOT
Theo ông Maassen, 740 phần tử Hồi giáo cực đoan đã rời Đức gia nhập các nhóm phiến quân ở Iraq và Syria. Khoảng một phần ba trong số này quay lại Đức và khoảng 120 tên bị tiêu diệt. BfV đang theo dõi sát sao những hoạt động mà chúng có “khả năng cực đoan hóa cao” trong cộng đồng người tị nạn.
Chủ tịch BfV cho biết cơ quan này chưa có bằng chứng vè việc các nhóm phiến quân lợi dụng dòng người tị nạn để thâm nhập Đức.
Đức dự kiến tiếp nhận tới một triệu người xin tị nạn trong năm nay, cao gấp 5 lần so với năm ngoái. Người Syria tháo chạy khỏi quê hương đang có xung đột chiếm nhiều nhất trong dòng người tị nạn.
Như Tâm
Theo VNE
Hungary điều quân đối phó với người tị nạn, EU họp khẩn
Bộ trưởng Nội vụ của các nước Liên minh châu Âu (EU) tổ chức họp khẩn vào hôm nay 22.9 để bàn cách giải quyết cuộc khủng hoảng di dân theo AFP.
Dòng người tị nạn vẫn mỗi ngày đổ về châu Âu - Ảnh: Reuters
Các bộ trưởng sẽ thảo luận về việc phân bổ 120.000 người tị nạn sau khi các cuộc gặp hồi tuần trước lâm vào bế tắc. Đây cũng sẽ là "màn khởi động" cho một cuộc họp thượng đỉnh khác của EU vào ngày 23.9.
Trước đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi lãnh đạo 28 nước thành viên EU thể hiện "tầm lãnh đạo và lòng nhân ái" trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với làn sóng người di cư với đa phần là người Syria tháo chạy khỏi cuộc chiến ở nước này, AFP cho biết.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, người vừa trở lại cầm quyền ở Hy Lạp sau cuộc bầu cử quốc hội tuần này, cũng lên tiếng thúc giục các thành viên EU chia sẻ trách nhiệm, nếu không thì "đừng nói về cái gọi là một châu Âu thống nhất".
Trước đó, ngày 21.9, Hungary thông qua đạo luật cho phép quân đội sử dụng đạn cao su, hơi cay... tại các khu vực biên giới, miễn không làm chết người ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, chính phủ Hungary tuần trước cũng ban hành luật cho phép bỏ tù người vượt biên trái phép, tối đa lên tới 5 năm.
"Biên giới của chúng ta đang gặp nguy hiểm, lối sống của chúng ta dựa trên sự tôn trọng pháp luật. Cả châu Âu đều đang gặp nguy hiểm", AFP trích lời Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban nói với các nghị sĩ.
Hungary là một trong những nước bày tỏ thái độ cứng rắn nhất với người tị nạn. Dòng người ồ ạt tràn vào châu Âu đã gây chia rẽ chính phủ các nước này. Hungary đã đóng cửa phía nam với Serbia hồi tuần trước.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hungary được dùng quân đội đối phó người tị nạn Quốc hội Hungary thông qua dự luật cho phép chính phủ điều động quân đội và sử dụng vũ khí phi sát thương hỗ trợ đối phó cuộc khủng hoảng di cư tại nước này. Bình sĩ Hungary dựng hàng rào ở biên giới với Croatia hôm 21/9. Ảnh: AFP. Quân đội Hungary sẽ được phép sử dụng đạn cao su, lựu đạn...