Đức lo “kịch bản xấu” hậu bầu cử Mỹ, từ chối cấp thêm tăng cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức lo ngại sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev sẽ suy giảm đáng kể nếu một Tổng thống Mỹ “xa rời châu Âu” được lựa chọn trong cuộc bầu cử vào năm sau.
RT hôm nay (2/4) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với báo Welt am Sonntag rằng, viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine có thể bị cắt giảm sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ vào năm 2024, bất kể ai là người chiến thắng, vì Mỹ cần quan tâm hơn tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. Ảnh: GettyImages
Ông Pistorius cũng cảnh báo “kịch bản xấu nhất” có thể xảy ra, dẫn đến việc chấm dứt sự hậu thuẫn của phương Tây với Ukraine. “Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra và một Tổng thống Mỹ, người xa rời châu Âu và NATO, chuyển đến Nhà Trắng, chúng ta sẽ đối mặt thách thức nghiêm trọng”, ông Pistorius nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức giải thích, trong tình huống đó, các cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh có thể sụt giảm và các nước châu Âu buộc phải huy động thêm nguồn lực để “bù đắp”.
Video đang HOT
Vị quan chức Đức không nên tên ứng viên Tổng thống Mỹ mà ông cho là có thể dẫn đến “kịch bản xấu nhất”. Một số ứng cử viên nổi bật của đảng Cộng hòa, gồm cựu Tổng thống Donald Trump, đã nhiều lần nghi ngờ hiệu quả của nỗ lực trợ giúp Kiev của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Một ứng cử viên tiềm năng khác, Thống đốc Florida Ron DeSantis, đã mô tả cuộc xung đột là một “tranh chấp lãnh thổ” và rằng việc tham gia tích cực hơn vào cuộc xung đột này không mang lại lợi ích cho Mỹ.
Vào cuối tháng 3/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ lo ngại về khả năng hỗ trợ của Mỹ giảm dần. Ông Zelensky cho biết, “nếu họ ngừng giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi sẽ không thể giành chiến thắng”.
Xe tăng Leopard 2 của Đức. Ảnh: GettyImages
Đức là một trong những quốc gia viện trợ Ukraine nhiều vũ khí nhất từ khi xung đột nổ ra, bao gồm ít nhất 18 xe tăng Leopard 2 hiện đại từ kho quân đội. Berlin đang phối hợp cùng các nước đồng minh để chuyển thêm những chiếc Leopard 2 mà Đức đã xuất khẩu và phiên bản Leopard 1 đời cũ hơn cho Kiev.
Vẫn trong cuộc phỏng vấn mới nhất, ông Pistorius tiết lộ, các nước NATO đang nỗ lực hoàn thành cam kết gửi 2 tiểu đoàn tăng Leopard 2 (khoảng 60 chiếc) và 4 tiểu đoàn Leopard 1 (100 chiếc) cho Ukraine, tương đương hơn một nửa số tăng mà Ukraine yêu cầu cho đợt phản công dự kiến vào mùa Xuân – Hè.
“Tôi không thấy bất cứ kịch bản nào về việc có thể gửi thêm những chiếc Leopard khác tới Ukraine ngoài những gì đã được công bố. Dự trữ của chúng tôi, giống như của các quốc gia khác, là có hạn”, ông nói, KyivIndependent dẫn lời.
18 xe tăng Leopard 2 của Đức cập bến Ukraine
Bộ Quốc phòng Đức ngày 27/3 (giờ địa phương) xác nhận 18 xe tăng chiến đấu Leopard 2 mà nước này cam kết hỗ trợ đã đến Ukraine.
"Tôi chắc chắn rằng các vũ khí này có thể đóng góp quyết định trên mặt trận", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius chia sẻ trên Twitter ngày 27/3.
Một nguồn tin an ninh cho biết, ngoài 18 xe tăng, 40 xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức và 2 xe bọc thép phục hồi cũng nằm trong loạt vũ khí viện trợ cho Ukraine lần này. Ngoài các phương tiện của Đức, ba xe tăng Leopard do Bồ Đào Nha viện trợ cũng đã đến Ukraine.
Cùng ngày, tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hà Lan, Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận thông tin chính phủ Đức đã gửi các xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục trợ giúp các khí tài hiện đại cho quân đội Ukraine trong thời gian tới.
Xe tăng Leopard 2 trong quá trình huấn luyện và diễn tập bắn đạn thật cho binh sĩ Ukraine tại khu vực huấn luyện miền Bắc nước Đức. Ảnh: Reuters
"Đức và Hà Lan đã cùng gửi các xe chiến đấu bộ binh cùng đạn pháo cho Ukraine và hiện nay, cùng với Đan Mạch, chúng tôi đang chuẩn bị chuyển giao các xe tăng Leopard 1 cho quân đội Ukraine, để bổ sung cho các loại xe tăng khác, bao gồm cả những thế hệ xe tăng hiện đại nhất, mà chúng tôi vừa chuyển giao", Thủ tướng Đức tuyên bố.
Theo Reuters, quân đội Đức đã huấn luyện các đội xe tăng Ukraine cũng như các binh sĩ được giao nhiệm vụ vận hành xe Marder trong vài tuần ở Muenster và Bergen tại miền Bắc nước Đức.
Trong khi nỗ lực viện trợ Ukraine đang được đẩy mạnh, tại chính nước Đức, cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ đang diễn ra trong lòng nền kinh tế lớn nhất châu Âu, với việc các sân bay, tàu điện ngầm và trạm xe buýt đều ngừng hoạt động trên khắp cả nước.
Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra, đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề khi giá cả cao hơn, với tỷ lệ lạm phát vượt quá mức trung bình của khu vực đồng euro trong những tháng gần đây, theo Reuters.
Người lao động đình công kéo dài với đề nghị tăng lương thêm 5% trong khoảng thời gian 27 tháng và khoản thanh toán một lần 2.500 euro (2.700 USD). Các công đoàn, vốn đang kêu gọi tăng lương ở mức hai con số, cho rằng những đề xuất đó là không thể chấp nhận được, trong bối cảnh lạm phát ở Đức đã tăng lên tới 9,3% hồi tháng 2.
Chính phủ Đức: 62% dân số ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng Dẫn kết quả cuộc thăm dò, do chương trình Polibarometer thực hiện cho kênh truyền hình quốc gia Đức, cho biết có tới 62% số người được hỏi ủng hộ việc đầu tư nhiều hơn cho lực lượng vũ trang. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (thứ 2, trái) trong chuyến thăm các binh sỹ tại căn cứ huấn luyện ở Altengrabow,...