Đức: Lộ diện lò hắc ín 200.000 năm, người khác loài điều hành
Một loạt bằng chứng khảo cổ gây sốc cho thấy những con người khác loài với chúng ta, đã tuyệt chủng, từng làm chủ kỹ thuật sản xuất hắc ín
Theo Science Alert, các nhà khoa học từ Đại học Tubingen, Bảo tàng Tiền sử nhà nước Halle (Đức) và ĐH Strasbourg (Pháp) đã phân tích hóa học phức tạp trên các đồ tạo tác của người Neanderthals để giải mã một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhiều nhất.
Đó là những đồ tạo tác có sự hiện diện của hắc ín bạch dương, thứ mà lâu nay nhân loại vẫn tin là sản phẩm vài ngàn năm gần đây của loài người hiện đại Homo sapiens ( Người Tinh Khôn).
Tượng sáp mô tả người khác loài Neanderthals – Ảnh: BẢO TÀNG NEANDERTHAL
Khi lần đầu những đồ tạo tác có hắc ín xuất hiện, nó đã gây nhiều tranh cãi, nhất là khi dường như nó được sử dụng hoàn toàn có chủ đích trong việc kết dính, chống thấm nước và kháng khuẩn.
Ý kiến phổ biến trước đây là người Neanderthals đã sở hữu hắc ín một cách may mắn, đơn giản là vô tình cạo được nó khi đốt vỏ cây bạch dương. Song, phân tích mới đã xác định sự hiện diện của những lò sản xuất hắc ín dưới lòng đất.
Thành phần hóa học của hắc ín bạch dương cổ đại cho thấy chúng bị thiếu oxy trong quá trình hình thành – mà các thử nghiệm chỉ ra rằng chỉ có thể hình thành thông qua việc cố ý chôn vỏ cây bạch dương đã được cuộn lại với ngọn lửa.
Video đang HOT
“Các phát hiện cho thấy hắc ín của người Neanderthals không phải kết quả ngẫu nhiên của những quá trình không chủ ý trong các đám cháy ngoài trời, mà là một kỹ thuật ngầm phức tạp được lên kế hoạch cẩn thận, vì không thể giám sát sau khi chôn vỏ cây” – các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên Archaeology and Anthropological Science.
Một sự thiết lập phức tạp như thế sẽ đòi hỏi một công thức và kế hoạch cụ thể, giống như cách chúng ta sản xuất các chất tổng hợp kiểu công nghiệp ngày nay.
Ảnh đồ họa mô tả lò hắc ín của người Neanderthals – Ảnh: ARCHAEOLOGY AND ANTHROPOLOGICAL SCIENCES
Neanderthals là một “loài anh em” với Homo sapines, cùng thuộc chi Người (Homo), đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước và thường xuyên giao phối dị chủng với loài chúng ta, để lại dấu vết trong DNA của nhiều người hiện đại nhất là dân cư khu vực Bắc Âu.
Các vật tạo tác cổ xưa cũng cho thấy những người khác loài này không chỉ phát minh mà còn cải tiến kỹ thuật, độc lập với Homo sapiens. Có vẻ chính họ truyền cho tổ tiên chúng ta kỹ thuật này chứ không phải ngược lại.
Với vật liệu tổng hợp đầu tiên được điều chế trên Trái Đất, cùng với nhiều bằng chứng về kỹ thuật dệt sợi rất sớm, trang sức chế tác vượt trội, những bếp ăn tổ chức chu đáo…, người khác loài Neanderthals dần chứng minh rõ ràng hơn về trình độ phát triển không thể tin nổi, thậm chí vượt trội so với chúng ta.
Bằng chứng sống: Chúng ta là con lai của 'loài người ma'
Hơn 300.000 năm trước, ít nhất 2 loài rất khác biệt nhau bao gồm một hoặc vài loài người ma đã giao phối và tạo ra Homo sapiens - Người Tinh Khôn, DNA của 44 người đặc biệt kể lại.
Một nghiên cứu mới đã cho thấy lịch sử hôn phối dị chủng của Homo sapiens và dòng dõi tổ tiên phức tạp hơn chúng ta nghĩ, theo Live Science.
Nhiều bằng chứng trước đó cho thấy Homo sapiens, tức Người Tinh Khôn, chính là người hiện đại chúng ta, đã nhiều lần giao phối dị chủng với những loài người sống cùng thời, đã tuyệt chủng vài chục ngàn năm trước như Neanderthals và Denisovans.
Một hoặc vài "loài người ma" đã giúp sản sinh ra loài Homo sapiens của chúng ta - Ảnh: ĐẠI HỌC BUFFALO
Nhưng nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học Simon Gravel từ Đại học McGill (Montreal - Canada) và Tim Weaver từ Trường Đại học California ở Davis (Mỹ) cho thấy ngay chính dòng dõi Homo sapiens ban đầu cũng là con lai!
Công trình vừa công bố trên tạp chí Nature đã đi tìm nguồn gốc phát sinh ra loài Homo sapiens bằng cách phân tích DNA của 44 người Nama, một tộc người đặc biệt ở Nam Phi có bộ gien rất khác biệt.
Họ là bằng chứng sống cho thấy sự hiện diện của DNA từ một "loài người ma" cổ xưa, đã tách khỏi dòng dõi chung với Homo sapiens từ lâu, mang nhiều khác biệt về mặt hình thái.
Gọi là "loài người ma" bởi lẽ đó là một loài hiện đã không còn trong hồ sơ hóa thạch, tức không có bất kỳ phần hài cốt nào của họ được tìm thấy từ trước đến nay.
Một hoặc vài "loài người ma", sống tách biệt với dòng tổ tiên chính của Homo sapiens, đã có sự giao phối lẻ tẻ theo thời gian, chứ không phải sống cùng nhau và giao phối khác loài thường xuyên như Homo sapiens, Neanderthals và Denisovans sau này.
Sự việc xảy ra trong hàng trăm ngàn năm, đem đến một hỗn hợp DNA đủ để thành hình một loài mới - chính là chúng ta.
Theo giáo sư Gravel, chính vì châu Phi là một lục địa rộng lớn nên đã có thể sớm tạo ra những nhóm người khác biệt về mặt di truyền, sống trong các môi trường, khí hậu khác nhau và ít khi gặp nhau.
Tuy nhiên, việc nhiều nhóm khác biệt tiến hóa được tạo ra từ một thủy tổ chung duy nhất, để rồi sau rất nhiều thế hệ lại có sự pha trộn nguồn gien, lại là một món quà quý giá, giúp thế giới con người trở nên phong phú, đem đến cơ hội tạo ra những loài mới ưu việt hơn.
Nghiên cứu cũng bác bỏ giả thuyết Homo sapiens tiếp tục giao phối "xa", tức với các loài rất khác biệt về mặt di truyền như tổ tiên đã làm. Trước đó, nhiều người cho rằng loài chúng ta từng giao phối với Homo naledi, một loài người mang dáng dấp nguyên sơ của một vượn nhân hình với nhiều điểm khác biệt của hộp sọ. Nhưng điều đó không đúng.
Kết quả cũng chỉ ra những lần giao phối "xa" cuối cùng ở châu Phi đó đã để lại khoảng từ 1% đến 4% khác biệt di truyền trong quần thể người hiện đại.
Sốc: Mang nét đẹp này, bạn có thể mang DNA của loài người khác Một nét đẹp khiến nhiều người tự hào trên khuôn mặt, thậm chí cố gắng phẫu thuật thẩm mỹ để có được, là dấu vết rõ ràng của cuộc hôn nhân khác loài giữa tổ tiên Người Tinh Khôn với một loài người tuyệt chủng. Theo Sci-News, đặc điểm đó chính là chiếc mũi cao. ATF3, một gien mang đến sống mũi cao...