Đức lên án mạnh mẽ hành động đe dọa ‘hủy diệt’ Israel của Iran
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh Berlin lên án mạnh mẽ các mối đe dọa gần đây của IRGC nhằm vào Israel.
Tuyên bố của ông Hossein Salami bị chỉ trích. (Nguồn: EPA-EFE)
Ngày 1/10, Đức đã lên tiếng chỉ trích hành động đe dọa “hủy diệt” Israel của Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), Thiếu tướng Hossein Salami, đồng thời yêu cầu Tehran thực hiện các bước đi cần thiết để làm giảm căng thẳng trong khu vực.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh Berlin lên án mạnh mẽ các mối đe dọa gần đây của IRGC nhằm vào Israel. Những tuyên bố thù địch chống lại Israel là không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Quan chức trên cho biết Chính phủ Đức đề nghị Iran cần có thái độ ôn hòa để củng cố quan hệ thân thiện với các quốc gia trong khu vực cũng như thực hiện các bước thiết thực để giúp giảm tình hình leo thang hiện nay.
Tuyên bố trên được Bộ Ngoại giao Đức đưa ra trong bối cảnh trước đó hôm 30/9, Tướng Hossein Salami tuyên bố nước cộng hòa Hồi giáo này có đủ khả năng cần thiết để “hủy diệt” sự tồn tại của Israel khỏi Trái Đất.
Ông này cho rằng việc loại bỏ Israel khỏi bản đồ thế giới không còn là một “giấc mơ” mà là một mục tiêu khả thi, có thể thực hiện được.
Hồi tháng 4/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức đưa IRGC vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Quan hệ giữa Iran, Mỹ và các đồng minh đã gia tăng căng thẳng liên quan đến cáo buộc Chính quyền Tehran dính líu tới các vụ tấn công nhằm vào 2 cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia. Tuy nhiên, Tehran đã bác bỏ bất kỳ liên quan nào đến các vụ tấn công này./.
Theo (Vietnam )
Bế tắc chính trị, Israel có thể lại phải bầu cử
Bế tắc trong việc thành lập Chính phủ thống nhất khiến người dân Israel có thể lần thứ 3 trong năm phải đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng vợ đi bỏ phiếu ở Jerusalem hôm 17-9. Ảnh: AP
Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo Đảng Likud đã thừa nhận gặp thất bại trong cuộc đàm phán với đối thủ Benny Gantz, cựu Tham mưu trưởng quân đội, lãnh đạo Đảng liên minh Xanh-Trắng vì hai bên không đạt được thỏa hiệp.
Theo gợi ý của Tổng thống Rivlin hai chính đảng lớn nhất thành lập Chính phủ thống nhất với chức Thủ tướng được luân phiên. Vấn đề là bên nào cũng đòi làm Thủ tướng trước. Liên minh Xanh-Trắng cho rằng, ông Gantz phải giữ chức Thủ tướng trước bởi đảng này giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử hôm 17-9. Trong khi đó, Likud muốn ông Netanyahu tiếp tục giữ vị trí Thủ tướng và chỉ nhường lại chức vụ này nếu như ông bị truy tố về tội tham nhũng và sẽ từ chức.
Trước đó sau khi tham vấn các đảng phái chính trị, Tổng thống Rivlin đã giao trách nhiệm cho ông Netanyahu, người được sự ủng hộ của 55/120 nghị sĩ, thành lập Chính phủ mới. Sau 28 ngày, nếu như ông Netanyahu thất bại, trọng trách này nhiều khả năng sẽ được giao cho ông Gantz. Tuy nhiên, chỉ có được 54 nghị sĩ ủng hộ, ông Gantz gần như cũng không thể thành lập được Chính phủ.
Nếu Likud và Xanh-Trắng không nhượng bộ và hợp tác, Israel nhiều khả năng sẽ phải tiến hành bầu cử lần thứ 3 trong vòng 1 năm để phá vỡ thế bế tắc chính trị. Trước đó, trong cuộc bầu cử hồi tháng 4, Likud giành được 36 ghế và ông Netanyahu thành lập chính phủ với đa số mong manh. Vì thế, chính trị gia theo đường lối diều hâu quyết định giải tán quốc hội, bầu cử sớm với mong muốn có được một vị thế vững chắc hơn. Tuy nhiên, Likud tiếp tục bị mất điểm và thế bế tắc chính trị tại Israel đã trở nên trầm trọng hơn.
Quốc Trung
Theo baodongnai
Iraq quy trách nhiệm cho Israel tấn công lực lượng bán quân sự Thủ tướng Iraq cho biết các cuộc điều tra về việc nhằm vào những cứ điểm của Các lực lượng Động viên Nhân dân (PMF) cho thấy Israel đã tiến hành. Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 30/9, kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã cáo buộc Israel đứng sau các vụ tấn...