Đức lang quân tham phú phụ bần
Lộc là người khá lận đận trong chuyện tình duyên. Các cuộc tình anh đã trải qua, có lần bị cô gái chê bỏ ngay từ ban đầu, có lần chỉ được vài tháng là kết thúc.
Phải mất ba năm bôn ba đường tình như thế anh mới gặp được Huyền, một cô gái hiền lành, chân chất, từ đó Lộc mới có thể yên tâm xây dựng tương lai.
Hình mang tính minh họa.
Lộc còn cảm thấy hạnh phúc ở điểm Huyền có nhan sắc dễ coi, cô luôn luôn tỏ ra dịu dàng và cư xử tế nhị trong các tình huống, biết an ủi, động viên và đưa ra những lời khuyên thích hợp đối với Lộc trong những lúc anh phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Cô không chê gia đình anh nghèo như các cô gái khác đã từng rẻ rúng anh về vấn đề này, có lẽ vì gia cảnh của Huyền vốn cũng khó khăn nên cô đã dành cho anh nhiều sự cảm thông.
Chỉ phải tội gia đình hai bên đều nghèo như nhau, cả hai đều là công nhân lao động, một người là nhân viên cửa hàng quần áo may sẵn, một người là công nhân cơ khí. Vì thế đôi bạn phải trải qua gần chục năm sau mới có thể tạm gọi là có điều kiện để đi đến hôn nhân. Thế nhưng sau khi cưới nhau rồi, một năm sau sự cố đã xảy ra.
Lộc bỗng nhiên thấy mình trở thành một người đàn ông có số đào hoa khi anh được Cúc, chủ một cửa hàng kinh doanh gạo và nhu yếu phẩm mà Lộc vẫn đến mua quen, đem lòng thương yêu anh ra mặt. Lâu dần theo thời gian, Lộc mới tin chắc rằng Cúc thương anh thật lòng. Hai người ban đầu còn lén lút hẹn hò, về sau họ công khai chuyện quan hệ.
Video đang HOT
Điều này khiến Huyền rất buồn bực lẫn khổ tâm, thất vọng về chồng. Cô nói sẽ chia tay nếu Lộc không tỏ ra hối cải. Tuy có xấu hổ trước mặt vợ, nhưng rốt cuộc tính ham mê nhà giàu của Lộc đã lấn át hẳn cái mắc cỡ. Cộng thêm mẹ Lộc là bà Vượng ngấm ngầm khuyến khích con trai bỏ vợ, nên Lộc lại càng mạnh dạn làm tới. Cho đến giờ phút đó, anh ta mới chợt hiểu rằng thật ra động lực khiến anh lập gia đình không phải là một mẫu người vợ thùy mị, xinh đẹp, mà là một người vợ mà nói theo lời mẹ của anh là để ‘có chỗ dựa cho ấm thân’.
Mặc cho sự phản đối của bố, được sự ủng hộ của mẹ, anh ta đã tham phú phụ bần, bỏ hẳn nhà chuyển sang ở chung với Cúc. Vợ chồng ly dị nhau, không bao lâu sau Lộc làm đám cưới với Cúc. Cuộc sống của anh kể từ đó đúng là có dễ thở hơn hẳn. Lộc đã bỏ hẳn nghề thợ cơ khí để ở nhà phụ giúp vợ việc buôn bán. Lúc còn chung sống với Huyền, hai người có một con gái; khi sống với Cúc, ba năm liền hai vợ chồng đã có hai đứa con trai.
Về phần Huyền, sau khi bị chồng bỏ rơi, cô đã cố nuốt nước mắt để vươn lên. Nhờ tu chí làm ăn đi kèm với tài khéo léo bươn chải, trong vòng ba năm sau Huyền đã có thể tự mình điều hành một dây chuyền kinh doanh cắt may và bán các trang phục may sẵn các loại. Không những thế, cô còn buôn bán các vật tư may mặc, cô có cả một shop trưng bày và bán sản phẩm. Tuy công việc kinh doanh khá phát triển, nhưng Huyền vẫn trong cảnh gối chiếc phòng không, cô đã chán ngán hôn nhân và những hệ lụy của nó.
Trên thực tế, tuy không đi thêm bước nữa, nhưng ở vị thế một nữ doanh nhân đang hồi thành đạt, quanh Huyền không thiếu những người đàn ông vây quanh tán tỉnh. Trong số họ, tuy cũng có người khiến cho con tim cô rung động, nhưng mỗi lần nhớ tới sự phụ bạc của Lộc, đồng thời nghĩ tới đứa con gái của mình, Huyền lại quyết ý không bao giờ lập gia đình nữa, để có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc cho con.
Những biến chuyển trong cuộc sống của Huyền đều được Lộc lặng lẽ theo dõi. Chẳng phải anh còn thương xót mụn con với vợ cũ, điều này hoàn toàn không bao giờ có trong trái tim của người cha nhẫn tâm phụ bạc. Nhưng thứ đã khiến Lộc không tránh khỏi những phút ăn năn đó chính là sự giàu có của vợ cũ mới thực sự là điều khiến cho anh trăn trở.
Tại sao thế? Người ta thường nói rằng ‘đứng núi này trông núi nọ’. Câu này phần nào đúng với trường hợp của Lộc. Tất cả đều có lý do. Kể từ ngày về sống với vợ sau, quả là cuộc sống của Lộc có nhàn hạ hơn ngày trước, anh chẳng phải bận tâm lo lắng các chuyện cơm áo gạo tiền như ngày trước, bởi vì mọi thứ lớn nhỏ trong nhà đều đã có Cúc lo liệu hết. Thật là khỏe thân lẫn khỏe cả đầu óc. Nhưng trên đời, cái gì cũng có sự trả giá. Chính vì Lộc đã để phụ thuộc tất cả cuộc sống của anh trong tay vợ, nên anh cũng bị mất gần như hầu hết các quyền hạn và sự độc lập.
Tất cả chi tiêu từ lớn đến nhỏ, Lộc đều phải trông cậy vào vợ. Vợ có cho thì anh mới có. Cúc lại thuộc dạng keo kiết, cô ta rất chi li với đồng tiền của mình. Chính vì thế Lộc đã phải sống trong cảnh phải mở miệng hỏi xin tiền vợ gần như trong mọi lúc. Những nỗi thất thế, bực bội, lẫn tự ti như vậy cho đến khi Lộc phát hiện ra được cùng với nỗi ân hận thì mọi chuyện đều đã muộn màng.
Theo Nông nghiệp VN
Lưỡi sắc lắm, coi chừng tự làm mình rướm máu
Ngày còn trẻ trâu, tôi cũng sân si lắm. Thấy kẻ mình ghét gặp chuyện, lòng hả hê lắm lắm. Nhưng năm tháng trôi qua, trải qua nhiều biến cố cuộc đời, lúc mình gặp họa, hẳn sẽ có nhiều người đâu đó cũng hả hê lắm.
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói- Ảnh minh họa.
Cuộc đời là vậy, chẳng ai nắm tay được cả ngày. Hôm qua cười người hôm nay người cười. Hôm qua mình ném vào ai đó những cười cợt, chế giễu thì ngày mai đâu đó cũng sẽ có người cười cợt, chế giễu lại mình thôi, nhanh lắm.
Hôm qua, mình nói xấu ai đó, hôm nay, sẽ lại có kẻ nói xấu mình. Chúng ta cứ ngụy biện rằng thứ chúng ta cười cợt, chế giễu là đúng, thứ kẻ khác cười cợt chế giễu ta là sai. Hay việc mình nói xấu, hạ bệ một ai đó là vì họ xấu thật. Nhưng sao khi ta bị nói xấu, ta lại coi đó là kẻ xấu?
Trước, tôi đi ăn nhà hàng. Có nhiều lúc là do thời tiết ảnh hưởng cảm xúc, nhân viên lóng ngóng tí, đồ ăn bị vụng tí, là lại chăm chăm lôi điện thoại ra chụp hình đăng phây tố chủ nhà hàng, cho sao xấu. Nhưng, khi làm chủ rồi mới thấy đau ở tim. Nghĩ về những chủ nhà hàng mình đã chê ẩu dạo trước mà thấy nó như một quả báo. Hồi đó, tôi trở lại Facebook của mình lặng lẽ xóa đi những đánh giá xấu. Thậm chí cho họ 5*. Mà cho đến giờ vẫn chưa ngoai nguôi lại nỗi ân hận hồi trẻ trâu đó.
Chúng ta luôn cho rằng mình có quyền đánh giá, phán xét người khác. Vì họ sai. Vì họ trông như dở hơi ấy. Vì họ tệ. Vì họ... không giống ta. Vậy sao lại không cho người khác đánh giá, phán xét mình? Vậy sao lại tức giận khi họ dùng chính những lời lẽ của ta để ném lại vào ta?
Tôi không biết mọi người khi buông ra những lời khẩu nghiệp có khi nào tự đặt mình vào vị trí của người bị nói đó không? Tôi ngờ là không! Thậm chí có nhiều người còn nghĩ mãi, nghĩ mãi để ra được những câu đau nhất, kinh khủng nhất, có sức sát thương khủng khiếp nhất vào đối tượng họ căm ghét thì thời gian đâu mà tự đặt địa vị mình vào họ nữa kia chứ?
Tôi tin vào nghiệp báo. Không phải chỉ là mình khẩu nghiệp với ai thì mình sẽ bị trả nghiệp mai này cũng bằng khẩu nghiệp. Tôi nghĩ nó còn khủng khiếp hơn nhiều. Đôi khi nghiệp báo vào nơi yếu mềm nhất, mong manh nhất của chúng ta. Như vào chính con cái mình. Như vào chính những người thân của mình. Mà nào phải cao siêu hay thần bí kiểu bà Yến Ba Vàng đâu. Có đôi khi nó chỉ là đứa con của bạn bị bạn bè trong lớp tẩy chay không chơi.
"Vì mẹ của cái X lên mạng chửi bới kinh lắm" hay một mối thân tình trong thành phố bé bằng bàn tay này, ai đó vì đã từng bị bạn giễu cợt, châm chọc mà chồng họ lại là sếp của chồng bạn. Cơ hội thăng tiến của chồng bạn vì thế mất đi. Nó cứ như cái đập cánh trong một hiệu ứng cánh bướm vậy. Một lời khẩu nghiệp tưởng mồm nói tai nghe thôi mà thành tan hoang cả một cơ nghiệp mai này. Bởi cái ác độc, cái xấu xí luôn thích trừng phạt người khác một cách tàn nhẫn chứ không giống như điều thiện, sự tốt lành- lây lan và lan tỏa.
Lưỡi sắc lắm! Một lời nói ra nhằm sát thương ai đó cũng sẽ làm rướm máu miệng mình. Kiểu ném bùn bẩn vào người khác thì tay bạn lấm bẩn vậy. Thứ chúng ta nói ra, ném ra, bung ra mỗi ngày sẽ thành những nét vẽ lên con người của bạn. Chân dung đó lấm lem hay đẹp đẽ vốn bắt đầu từ những gì bạn đang nói ra hôm nay. Tôi không tin vào cái gọi là Khẩu Xà Tâm Phật. Chỉ có những kẻ Khẩu Phật Tâm Xà chứ làm gì có những kẻ Khẩu Xà Tâm Phật.
Tôi không tin vào những lời chửi tục các kiểu lại thuộc về người tốt bụng, tử tế, tâm phật cả. Nên tôi thậm ghét những bài viết bốc phét kiểu anh xăm trổ mở miệng là chửi mà lại yêu thương vợ con hết mình. Đó là sự bịa tạc. Những kẻ văng tục thành rãnh trên miệng, tử tế mấy vẫn cứ là xả rác, vô ý thức, bất lịch sự. Làm gì có người nào nói yêu thương động vật mà nhăn mặt kinh sợ với những con vật thương tật, xấu xí?
Cuối cùng, tôi chẳng mong gì hơn vào việc mọi người có thể dừng lại một chút mỗi khi định nói ra câu nói ác độc nào. Chậm lại một chút trước khi định làm tổn thương ai đó bằng câu nói. Giảm đi những tội nghiệt từ lưỡi mà ra... Lưỡi sắc lắm, coi chừng tự làm mình rướm máu.
Theo ĐSPL
"Tham phú phụ bần", tôi chết đứng khi gặp lại tình cũ Ngày tôi yêu anh, anh ăn nói hùng hồn lắm, nói sẽ cho tôi cuộc sống sung sướng giàu sang. Bây giờ thì bố mẹ anh không hài lòng về tôi, không cho tiền, không giúp đỡ gì hết. Tôi tự cho mình là đúng vì ngày đó đã bỏ người đàn ông nghèo khó để chạy theo mối tình mới, giàu có...