Đức: Lạm phát tăng lên mức cao nhất từ năm 2008
Cơ quan Thống kê liên bang Đức ngày 29/7 cho biết giá hàng hoá, dịch vụ nước này đang ngày càng gia tăng và lần đầu tiên trong 13 năm qua, tỷ lệ lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã vượt 3%.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đức cho biết trong tháng 7 này, tỷ lệ lạm phát đã lần đầu vượt 3% kể từ tháng 8/2008, trong đó giá tiêu dùng cao hơn 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Lần gần đây nhất, tỷ lệ lạm phát vượt 3% là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 ở mức 2,3%. Nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ lạm phát tăng mạnh là hiệu ứng việc Chính phủ Đức giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2020 trong nỗ lực giảm thiểu tác động về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra và chính điều này đã giúp giá hàng hoá và dịch vụ thấp hơn.
Giờ đây, hiệu ứng đã bị đảo ngược khi mức thuế giá trị gia tăng cũ được áp đặt trở lại. Kể từ ngày 1/1/2021, hai biểu thuế giá trị gia tăng trước đây 19% và 7% đã được khôi phục sau giai đoạn 6 tháng giảm tương ứng xuống 16% và 5%.
Video đang HOT
Theo nhà kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng Berenberg Holger Schmieding, lý do nữa là việc một số nhà cung cấp dịch vụ đã lợi dụng việc mở cửa trở lại để nâng giá do nhu cầu cao, khi tâm lý người dân muốn “xả stress” sau giai đoạn phong toả bằng cách tăng cường sử dụng các dịch vụ như nhà hàng, quán bar. Ngoài ra, nhân tố khiến giá cả gia tăng còn nằm ở giá nhiên liệu khi giá xăng và dầu đắt đỏ hơn do sự phục hồi kinh tế thế giới sau thời kỳ dài phong toả vì đại dịch. Từ tháng 6 đến tháng 7, giá tiêu dùng đã tăng 0,9%. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định dù giá cả gia tăng mạnh song vẫn chưa chạm đỉnh.
Chuyên gia Schmieding cho rằng trong vài tháng tới, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, thậm chí còn gia tăng mạnh hơn nữa. Theo Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Jens Weidmann, tỷ lệ lạm phát ở Đức vào cuối năm nay có thể hướng tới ngưỡng 5%
Trong chiến lược chính sách tiền tệ mới đưa ra ngày 7/7 vừa qua, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã cho phép lạm phát vượt mức mục tiêu 2% “trong một khoảng thời gian” nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đặc biệt là hỗ trợ các nước nợ nần nhiều như Italy. Tuy nhiên, đối với người lao động, lạm phát gia tăng đồng nghĩa với việc sụt giảm sức mua.
Viện Khoa học kinh tế và xã hội (WSI) cho biết lần đầu tiên sau một thập kỷ, tiền lương của hàng triệu người lao động có thỏa thuận thương lượng tập thể sẽ tăng chậm hơn giá tiêu dùng trong năm 2021.
Kinh tế Đức suy giảm 5% do dịch COVID-19
Do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nền kinh tế Đức bước qua năm 2020 với mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Số liệu do Cơ quan thống kê liên bang Destatis công bố ngày 14/1 cho thấy trong năm ngoái, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức giảm 5% bởi "hầu hết các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19". Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn so với mức giảm 5,7% mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu phải hứng chịu hồi năm 2009 trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cũng theo số liệu của Destatis, chi tiêu tư nhân trong năm ngoái đã lao dốc 6% trong khi đầu tư doanh nghiệp vào thiết bị mới cũng giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu giảm tới gần 10%, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 8,6%. Điều này cho thấy thặng dư thương mại của Đức đã thu hẹp do đại dịch. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của khu vực công lên tới 158,2 tỷ euro (192,31 tỷ USD), tương đương 4,8% GDP. Điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh tế ảm đạm của Đức là chi tiêu chính phủ, giúp chi tiêu công tăng 3,4%. Hoạt động xây dựng, lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Đức, tăng 1,5%.
Trước đó, ngày 12/1, Hiệp hội Công nghiệp Đưc BDI dự bao kinh tế nước nay sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2021, sau khi sụt giảm khoảng 5% vào năm 2020. Tuy nhiên, BDI nhận định nên kinh tê lớn nhất châu Âu sẽ chi co thể trở lại mức trước đại dịch COVID-19 cho đến năm 2022.
Dự báo của BDI kém lạc quan hơn so với ước tính hôi thang 10/2020 của Chính phủ, trong đó Berlin dự bao GDP cua nước nay sẽ phục hồi với mưc tăng trương 4,4%. Dự kiến, Chính phủ sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2021 vào cuối tháng này.
Lũ lụt kinh hoàng cuốn trôi nhà cửa ở châu Âu, 42 người chết Trận lũ lụt kinh hoàng được báo chí Anh mô tả như "ngày tận thế" đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại một phần châu Âu, cuốn trôi xe cộ, làm sập nhà cửa và làm 42 người thiệt mạng. Lũ lụt kinh hoàng cuốn trôi nhà cửa ở châu Âu, 42 người chết Theo Telegraph, ít nhất 42 người chết và hàng...