Đức, Kuwait hạn chế đi lại với Ấn Độ
Ngày 24/4, Bộ Y tế Đức thông báo sẽ hạn chế nhập cảnh đối với hành khách từ Ấn Độ trong bối cảnh quốc gia Nam Á đang điểm nóng dịch COVID-19 của thế giới, chủ yếu do sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Một nhà hàng đóng cửa khi lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 1/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết nhà chức trách nước này rất lo ngại về biến thể mới của virus xuất hiện tại Ấn Độ, do đó, để không ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Đức, hoạt động đi lại với Ấn Độ sẽ bị hạn chế đáng kể. Theo đó, từ ngày 26/4, ngoại trừ công dân Đức, những người khác đến từ Ấn Độ sẽ không được nhập cảnh nước này.
Bộ Y tế Đức dự định đưa Ấn Độ vào danh sách “vùng có biến thể virus”, theo đó người đến từ quốc gia này sẽ phải xét nghiệm trước khi tới Đức và thực hiện cách ly 14 ngày ngay khi đến. Trước đó, Đức đã đưa Ấn Độ vào danh sách “vùng có nguy cơ lây nhiễm đặc biệt cao”. Trước Đức, một số quốc gia như Canada, Anh và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã hạn chế đi lại với Ấn Độ do lo ngại nguy cơ lây nhiễm biến thể mới.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi người dân nước này tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn để phòng dịch, được áp dụng tại các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao từ cuối tuần này. Bà Merkel khẳng định đây là việc làm cần thiết để phá vỡ chuỗi lây nhiễm trong làn sóng dịch bệnh thứ 3 hiện nay.
Hồi đầu tuần, Quốc hội Đức đã thông qua các sửa đổi đối với đạo luật phòng dịch tại quốc gia này, qua đó trao thêm quyền lực cho chính phủ liên bang để ngăn chặn dịch. Các sửa đổi được bà Merkel đề xuất sau khi 16 bang ở Đức từ chối triển khải các biện pháp mạnh hơn ngay cả khi số ca mắc mới tăng mạnh. Trong phát biểu mới nhất, bà Merkel cho rằng các sửa đổi này rất cần thiết trong cuộc chiến chống dịch bệnh tại Đức, nhằm giảm số ca mắc mới, tiến tới ngăn chặn và đảo ngược làn sóng dịch bệnh thứ 3 hiện nay.
Video đang HOT
Giống như một số quốc gia châu Âu khác, Đức đang chật vật ứng phó với làn sóng dịch bệnh thứ 3, nghiêm trọng hơn do sự xuất hiện của biến thể B117 của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn rất nhiều.
* Cũng trong ngày 23/4, Kuwait thông báo tạm dừng tất cả các chuyến bay từ Ấn Độ tới quốc gia này. Trước đó, ngày 22/4, UAE cũng đã thông báo tạm dừng mọi chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ bắt đầu từ ngày 25/4.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hawally, Kuwait, ngày 19/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo đăng trên Twitter, chính phủ Kuwait nêu rõ quyết định tạm dừng mọi tuyến bay thương mại với Ấn Độ được đưa ra sau khi cân nhắc tình hình dịch bệnh hiện nay. Theo đó, người dân Kuwait từ Ấn Độ về nước chỉ được phép nhập cảnh nếu đã qua một nước thứ 3 và ở đó ít nhất 14 ngày. Lao động nước ngoài chiếm tới 70% dân số Kuwait, trong đó có hàng trăm nghìn người Ấn Độ.
Hiện tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đang diễn biến nghiêm trọng. Ngày 24/4, Ấn Độ ghi nhận số ca tử vong theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, trong khi chính phủ nước này nỗ lực tìm kiếm nguồn cung oxy cho các bệnh viện đang lần lượt quá tải. Tổng cộng gần 190.000 người tại Ấn Độ đã tử vong vì COVID-19.
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ gỡ mác thao túng tiền tệ
Bộ Ngoại giao hoan nghênh đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tỷ giá theo Đạo luật 1988.
"Chúng tôi hoan nghênh sự điều chỉnh tích cực về nội dung liên quan đến Việt Nam trong báo cáo trên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thông cáo hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam với báo cáo ngày 16/4 của Bộ Tài chính Mỹ, trong đó cho biết chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tiền tệ.
"Các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã trao đổi thông tin và tham vấn với phía Mỹ để làm rõ chính sách tỷ giá của Việt Nam, được các cơ quan quản lý điều hành đồng bộ, linh hoạt phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế", bà Hằng nói thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam sẽ duy trì đối thoại và tham vấn xây dựng với Mỹ trên tinh thần coi trọng quan hệ kinh tế - thương mại, một trụ cột của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Báo Chính phủ .
Trong báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" hồi tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Việt Nam và Thụy Sĩ đáp ứng ba tiêu chí của Đạo luật Xúc tiến và Tăng cường Thương mại năm 2015 và bị gắn nhãn "thao túng tiền tệ".
Các tiêu chí này gồm thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tuy nhiên, trong báo cáo trình lên quốc hội hôm 16/4, Bộ Tài chính Mỹ kết luận chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan thao túng tỷ giá vì 2 mục đích được đề cập trong Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988
Báo cáo cho biết Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp nâng cao với Việt Nam và Thụy Sĩ, đồng thời bắt đầu phối hợp nâng cao với đảo Đài Loan, trong đó gồm thúc giục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết nguyên nhân khiến tiền tệ giảm giá và mất cân bằng đối ngoại, đồng thời đánh giá toàn diện hơn về diễn biến kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có thêm đối tác thương mại lớn nào của Mỹ thỏa mãn các tiêu chí của hai đạo luật năm 1988 và 2015 về thao túng tiền tệ hoặc cần phân tích nâng cao trong kỳ đánh giá.
Mỹ đang theo dõi hoạt động tiền tệ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ireland, Italy, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Mexico. Trong đó, Ireland và Mexico là hai nền kinh tế được bổ sung vào danh sách được công bố hôm 16/4 của Bộ Tài chính Mỹ.
Thế giới ghi nhận 123,5 triệu ca mắc, 2,7 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h15 ngày 21/3 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 123.554.419 ca mắc COVID-19 và 2.723.767 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 99.534.372 người. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN Mỹ tiếp tục là quốc gia...