Đức khoe xe chiến đấu siêu đắt
Là sản phẩm kết tinh những tinh hoa của nền công nghiêp quốc phòng Đức, tuy nhiên mức giá của xe bọc thép Puma lại không hề dễ chịu chút nào.
Nhìn bề ngoài, Puma có thiết kế không quá khác biệt so với các mẫu xe thiết giáp hiện đại với lái xe ngồi phía trước bên trái, giáp phía trước nghiêng tăng khả năng bảo vệ. Nóc xe phẳng với một chút nghiêng ở bên thành xe, hệ thống bánh xích với mỗi bên là 6 bánh chịu lực và 1 bánh dẫn động phía đầu dải xích, 1 bánh dẫn hướng nằm cuối dải xích được che chắn kĩ càng bởi giáp yếm.
Một trong những điểm độc đáo trong thiết kế của Puma là tháp pháo cực “dị” với hệ thống kính ngắm, cảm biến đặt lệch một bên, lấn sang bên trái xe, nhưng vẫn đảm bảo cho khẩu pháo 30mm tự động nằm giữa xe. Thiết bị điện tử cực hiện đại này giúp cho kíp lái Puma có khả năng quan sát, phát hiện và nhắm bắn chính xác mục tiêu trong bất kì điều kiện ngày đêm cũng như tăng khả năng tồn tại trên chiến trường.
Kíp lái biên chế trên Puma vẫn là 3 người gồm lái xe, pháo thủ và trưởng xe, bên cạnh khả năng chở quân 6 binh sĩ trong khoang lính phía đuôi xe. Kíp xe đều có cửa ra vào riêng, bên cạnh cửa đuôi của tốp lính bộ binh.
Về giáp bảo vệ của Puma, có thể nói đây là xe thiết giáp có vỏ giáp tốt nhất thế giới hiện tại, nó có ba tùy chọn giáp với các cấp độ bảo vệ khác nhau để đáp ứng từng nhu cầu nhiệm vụ, với khối lượng chiếc xe sẽ thay đổi từ 29,4 tấn đến 43 tấn.
Tùy chọn cơ bản nhất là có khả năng chống đạn 30mm trước mặt và đạn 14,5mm trên tất cả các vị trí, còn ở tùy chọn bảo vệ cao nhất sẽ biến Puma thành một chiếc xe thiết giáp hạng nặng, vì giáp phụ lắp thêm sẽ tăng khối lượng Puma lên 43 tấn (tăng T-54 nặng 36 tấn, T-72 khoảng 44 tấn), và ở cấp độ này giáp trước của Puma có thể chống được đạn pháo tăng cỡ 120mm hoặc 125mm của các loại xe tăng hiện đại.
Video đang HOT
Puma cũng có thể chịu đựng được các loại mìn và IED (thiết bị nổ tự tạo) có sức nổ của 10kg TNT, bên cạnh đó xe còn được sơn loại sơn đặt biệt giúp giảm tín hiệu nhiệt thoát ra cùng hệ thống điều hòa nhiệt độ. Dĩ nhiên hệ thống bảo vệ NBC cùng hệ thống chữa cháy tự động là bắt buộc phải có trên loại xe hiện đại như Puma.
Vũ khí chính của xe thiết giáp Puma là pháo tự động MK30-2/ABM cỡ 30mm có khả năng xoay 360. Pháo có hệ thống nạp đạn kép có thể bắn đạn xuyên giáp (APFSDS-T) hoặc đạn xuyên bằng động năng (KETF) với cơ số 400 viên, tầm hiệu quả khoảng 3km, đồng trục pháo chính là súng máy HK MG4 mới đưa vào biên chế năm 2005, cỡ 7,62mm với 2000 viên đạn dự trữ, sẽ được dùng khi sát thương mục tiêu cỡ nhỏ.
Puma mang trên mình 2 quả tên lửa chống tăng trong hệ thống tên lửa “EuroSpike Spike LR” để tiêu diệt xe tăng hay các lô cốt, hỏa điểm địch. Bên cạnh việc tích hợp các công nghệ cảm biến và gây nhiễu, Puma cũng được tích hợp ống phóng đạn khói ngụy trang dùng khi tấn công lẫn phòng thủ.
Một thiết bị phóng lựu cỡ 76mm 6 nòng gắn phía đuôi xe như một biện pháp đối phó với bộ binh địch – một ý tưởng thiết kế lấy từ kinh nghiệm của quân đội Israel sau nhiều năm nước này đương đầu với chiến tranh đô thị.
Để tăng khả năng cơ động cho “khối thép” này, nhà thiết kế đã lắp cho Puma động cơ diesel MTU V10 892 cực kì mạnh mẽ với công suất 1.100 mã lực, thậm chí còn mạnh ngang ngửa động cơ của các loại xe tăng chủ lực, giúp xe đạt tốc độ 70km/h với dự trữ hành trình 600km. Hệ thống treo trên Puma đảm bảo cho nó vượt quả được các địa hình khó khăn.
Có thể nói, Puma đã được thiết kế để “bám” theo các xe tăng trong đội hình thọc sâu dù bất cứ địa hình hay tốc độ nào. Khi cần Puma cũng có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải A400M “Atlas”. Tuy nhiên mức giá của Puma lại không hệ dễ chịu (trên 10 triệu USD/chiếc).
Theo_Báo Đất Việt
Vũ khí mới đặc trị máy bay Mỹ của Nga
Hãng TASS dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moskva sẽ tích hợp tên lửa phòng không lên xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD4M.
Vũ khí độc nhất
Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc xe chiến đấu BMD-4M được tích hợp tên lửa phòng không biến nó trở thành hệ thống phòng không đầu tiên trên thế giới có thể được thả bằng dù.
"Công việc đang đươc tiến hành để tạo ra một hệ thống tên lửa chống máy bay dự trên khung gầm xe chiến đấu của lính dù BMD-4M. Dự án thiết kế có tên mã là Ptitselov (người bẫy chim)", một đại diện Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết loại tên lửa nào sẽ được chọn để trang bị trên hệ thống tên lửa mới nhưng ưu tiên sẽ là nhỏ gọn những vẫn đầy đủ khả năng tác chiến.
BMD-4M được chọn là xe chiến đấu chủ lực của lực lượng lính dù Nga. Hiện nay, xe BMD-4M được trang bị tổ hợp chiến đấu Bakhcha-U, do phòng thiết kế Tula chế tạo. Hệ thống hỏa lực của BMD-4M được coi là mạnh nhất thế giới, không thua kém gì các xe tăng chiến đấu chủ lực, có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng-thiết giáp địch.
Tổ hợp phòng không Sosna-R.
Vũ khí chính bao gồm: Pháo chính nòng rãnh xoắn 2A70 100 mm (tầm bắn 7km), trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn khoảng 10-12 phát/phút. Pháo này cũng được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng tự dẫn laser 9M117M1 Arkan với tầm bắn 5,5km.
Đồng trục với pháo chính là pháo tự động cao tốc 2A72 30mm với cơ số đạn 500 viên (245 viên đạn nổ mạnh và phần còn lại là đạn xuyên). Đạn xuyên giáp, có khả năng xuyên giáp thép dày 22mm từ cự ly 2.000m với góc chạm 60 độ, có khả năng xuyên phá giáp xe bọc thép hạng nhẹ.
Ngoài 2 loại vũ khí mạnh mẽ này, BMD-4M còn trang bị một đại liên PKT 7,62mm, súng máy RPKS-74 cỡ 5,45 mm và súng phóng lựu tự động AGS-30, cỡ nòng 30mm, tầm bắn 2100m.
Trang bị mới
Dù công bố kế hoạch trang bị tên lửa phòng không lên xe BMD-4M nhưng Nga không tiết lộ đó là loại tên lửa nào, tuy nhiên theo dự đoán của TASS, rất có thể đó sẽ là hệ thống Strela-10 với phiên bản mới nhất.
Tuy nhiên, dự đoán này được giới chuyên gia nhận định có thể không chính xác bởi hiện nay, Strela-10 đang dần bị thay thế trong quân đội Nga bằng phiên bản hiện đại hơn rất nhiều - đó là Sosna-R. Vì vậy, rất có thể Sosna-R sẽ là ứng viên số 1 được tích hợp lên BMD-4M.
Theo những thông tin ban đầu, Sosna-R là Tổ hợp phòng không tầm gần được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013, Sosna-R có thể được sử dụng để bảo vệ các căn cứ quân sự và các hoạt động tác chiến phòng không.
Cụ thể, Sosna-R có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên không như các máy bay trực thăng, phản lực, tên lửa hành trình, các UAV, vũ khí công nghệ cao và các loại mục tiêu kích thước nhỏ khác ở cự ly không quá 10 km về tầm xa và 5 km về tầm cao.
Tổ hợp tên lửa này có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như các biện pháp gây nhiễu chủ động. Sosna-R có khả năng bảo vệ các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân.
Vũ khí chính của tổ hợp là 12 tên lửa chính xác với tốc độ bay tối đa 900 m/s (máy bay F-16 của Mỹ có tốc độ tối đa 300 m/s, máy bay cường kích A-10 có tốc độ tối đa 200 m/s). Khối lượng ban đầu tương đối nhẹ (gần 30 kg) cho phép bố trí tất cả các hệ thống của tổ hợp này trên 1 xe chuyên dụng.
Hệ thống Sosna-R cũng có khả năng tìm kiếm quang học bị động, vùng bao phủ khu vực theo chiều ngang 360 độ và góc phương vị -5 độ đến 60 độ.
Với những thông tin ấn tượng về Sosna-R cho thấy, hệ thống này xứng đáng là kẻ thay thế cho Strela-10 - hệ thống được trang bị tên lửa động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10 - 3.500m.
Nói về kế hoạch triển khai vũ khí phòng không đặc biệt này, Đại tướng Vladimir Shamanov, Tư lệnh lực lượng đổ bộ đường không Nga (VDV) cho biết, Moskva sẽ ưu tiên triển khai tại Bắc Cực, bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad... để đối phó với tình hình mới hiện nay.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Nga lột xác lực lượng đổ bộ đường không Theo kế hoạch, Lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ tái trang bị mạnh mẽ bằng những phương tiện thiết giáp đổ bộ có tính năng cực hiện đại. Phiên bản mới Theo ông Aleksander Klyuzhev - giám đốc hãng sản xuất xe bọc thép Kurganmashzavod, từ nay đến hết năm 2025, Nga sẽ thay thế hoàn toàn các phương tiện bọc...