Đức kêu gọi nhanh chóng chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 16/11, trước khi lên đường tới Ai Cập dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu ( COP27) tại Ai Cập, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết nước này đang vận động để sớm chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch và đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 23/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Baerbock cho rằng COP27 là diễn đàn toàn cầu duy nhất mà tất cả các quốc gia tham gia cùng thống nhất về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Theo bà, hội nghị này là niềm hy vọng trong bối cảnh mức độ khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. Đối với nhiều người, khủng hoảng khí hậu không phải xảy ra ở tương lai mà là thực tế đang diễn ra. Do vậy, bảo vệ khí hậu chính là bảo vệ các thế hệ tương lai – thế hệ sẽ cảm nhận rõ nhất hậu quả của biến đổi khí hậu nếu các nước không hành động ngay từ bây giờ.
Theo Ngoại trưởng Đức, các nước cần sẵn sàng hợp tác ứng phó với cuộc khủng hoảng như cùng nhau giảm khí thải nhà kính và giải quyết các vấn đề tài chính. Bà cảnh báo nếu không đẩy nhanh quá trình chuyển sang năng lượng tái tạo, thế giới sẽ khó có thể đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên Trái Đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp mà các nước đã cam kết trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Do vậy, Đức đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và mong muốn hợp tác chặt chẽ với các nước khác trong quá trình này.
Năng lượng tái tạo giúp đáp ứng đủ nhu cầu điện của thế giới
Sản lượng điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch đã không tăng thêm 4% nhờ các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng đủ nhu cầu điện gia tăng của thế giới trong nửa đầu năm nay.
Đây là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Năng lượng Ember của trụ sở tại Anh công bố ngày 5/10.
Những tuabin gió tại bang Sachsen-Anhalt, Đức. Ảnh minh họa: Mạnh Hùng/TTXVN
Nghiên cứu mới phân tích dữ liệu của 75 quốc gia chiếm 90% tổng lượng tiêu thụ điện toàn cầu.
Ember đã so sánh dữ liệu của nửa đầu năm nay với nửa đầu năm ngoái để đánh giá tiến triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Kết quả cho thấy nhu cầu điện trên thế giới tăng 389 TWh trong nửa đầu năm nay, trong khi điện gió, điện Mặt Trời và thủy điện cũng tăng 416 TWh. Sản lượng điện gió và Mặt Trời đã đáp ứng hơn 75%, trong khi thủy điện đáp ứng phần còn lại của nhu cầu năng lượng trong nửa đầu năm nay. Điều này giúp sản lượng điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm không tăng thêm 4%, theo đó tiết kiệm được 40 tỷ USD chi phí nhiên liệu và giảm 230 tấn m3 khí thải CO2.
Tuy nhiên, báo cáo của Ember cũng lưu ý sản lượng điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh trong tháng 7 và 8 vừa qua, thời điểm ghi nhận việc sử dụng điện gia tăng do nắng nóng khắc nghiệt tại nhiều nơi trên thế giới.
Chuyên gia phân tích cấp cao tại Ember, bà Malgorzata Wiatros-Motyka cho biết lượng khí thải của ngành sản xuất điện trên thế giới vẫn đang ở mức cao trong khi cần phải giảm nhanh. Các loại nhiên liệu hóa thạch đang đẩy con người rơi vào cuộc khủng hoảng về khí hậu cũng như khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Theo bà, giải pháp chính là sử dụng nguồn năng lượng sẵn có và rẻ tiền như gió và Mặt trời để vừa tiết kiệm chi phí năng lượng vừa giảm nhanh lượng khí thải.
Đức tái khởi động nhà máy điện than thứ hai Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt hạn hẹp, Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch kích hoạt lại nhà máy điện than thứ hai tại nước này nhằm tiết kiệm khí đốt cho mùa Đông tới. Nhà máy điện than Mehrum ở Đức. Ảnh: eppowereurope.cz/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của tập đoàn năng lượng Uniper của Đức...