Đức kêu gọi EU phản đối luật an ninh Hong Kong
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas kêu gọi 27 thành viên EU “cùng một tiếng nói” phản đối Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong.
Phát biểu tại hội nghị của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu hôm 29/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng “điều không thể thiếu với châu Âu là chung một tiếng nói duy nhất với Trung Quốc”.
“Đây là điều quan trọng hơn hết, do nhu cầu bức thiết điều tra về đại dịch và hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc tại Hong Kong và các khu vực lân cận”, ông Maas nói, thêm rằng vì lý do trên, các bên cần lên kế hoạch nối lại thượng đỉnh EU – Trung Quốc càng sớm càng tốt.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu tại một sự kiện ở Berlin, ngày 5/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra sau khi các lãnh đạo chính sách đối ngoại và cạnh tranh của EU cùng ngày yêu cầu có biện pháp quyết liệt đối với các hoạt động thương mại của Bắc Kinh. Một trong số họ cho rằng ưu thế công nghệ của Trung Quốc là “vấn đề sống còn” đối với châu Âu.
Vấn đề Hong Kong được quan tâm trong bối c ảnh EU đang thúc giục Trung Quốc hoàn tất thỏa thuận đầu tư với khối này. Theo đó, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường cho các công ty châu Âu, nhưng đàm phán tiến triển chậm vì Trung Quốc không muốn nhượng bộ.
Phát biểu của ông Maas cũng được đưa ra ngay trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong vào sáng nay. Luật dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7, ngày kỷ niệm 23 năm Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc.
Luật an ninh Hong Kong có thể áp dụng hình phạt tối đa là tù chung thân, trái với thông tin chỉ quy định mức án tối đa 10 năm tù như trước đó, với các tội danh như ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Mỹ hôm 29/6 bắt đầu loại bỏ trạng thái đặc biệt của Hong Kong, gồm dừng xuất khẩu vũ khí và đình chỉ quy định ưu đãi thương mại cho đặc khu này. Mỹ cho rằng luật an ninh mới khiến Hong Kong không còn duy trì mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục và không đủ điều kiện để được đối xử theo luật Mỹ áp dụng cho đặc khu trước tháng 7/1997, thời điểm thành phố được Anh bàn giao cho Trung Quốc.
Đức nói lính Mỹ quan trọng với an ninh song phương
Ngoại trưởng Đức cho rằng sự hiện diện của lính Mỹ tại nước này quan trọng với cả Washington và châu Âu sau khi Trump tuyên bố rút bớt quân.
"Chúng tôi nghĩ việc lính Mỹ hiện diện tại Đức không chỉ quan trọng đối với an ninh của Đức, mà còn vì sự an toàn của Mỹ và đặc biệt là an ninh châu Âu", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu trong chuyến thăm Ba Lan hôm nay, một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút 25.000 lính Mỹ khỏi Đức.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu tại Berlin hôm 15/6. Ảnh: AFP.
Lý do ông chủ Nhà Trắng đưa ra là sự "lơ là" của Đức trong nhiều năm qua. "Họ nợ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hàng tỷ USD và họ phải trả. Chúng ta đang bảo vệ Đức, còn họ thì lơ là. Điều đó thật không có nghĩa lý gì", Trump giải thích, nói thêm rằng Berlin đã đối xử "tồi tệ" với Washington về thương mại.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Maas cho biết Đức chưa nhận được bất cứ chi tiết cụ thể nào về thời điểm và cách thức tái triển khai binh sĩ. "Cả Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc đều chưa cung cấp bất cứ thông tin gì về vấn đề", ông cho hay, nói thêm rằng mọi thay đổi với cấu trúc an ninh châu Âu "chắc chắn cần được thảo luận".
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay cũng cho biết lực lượng Mỹ tại châu Âu giúp hai bờ Đại Tây Dương an toàn hơn. "Thông điệp của tôi là sự hiện diện của Mỹ tốt cho châu Âu, nhưng cũng tốt cho cả họ và vùng Bắc Mỹ. Việc lính Mỹ triển khai tại châu Âu không chỉ nhằm bảo vệ châu Âu, mà còn để bảo vệ sức mạnh Mỹ bên ngoài khu vực này", ông phát biểu.
Stoltenberg nói thêm rằng ông đã điện đàm với Trump để trao đổi về vấn đề hôm 8/6, vài ngày sau khi thông tin rút bớt quân bị rò rỉ cho truyền thông Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng từ các quốc gia thành viên NATO cũng dự kiến thảo luận về kế hoạch của Washington qua video vào ngày 17 và 18/6.
Quyết định rút bớt quân khỏi Đức của Trump hứng nhiều chỉ trích vì làm suy yếu cam kết bảo vệ châu Âu của Mỹ, cũng như khả năng duy trì ảnh hưởng tại Trung Đông và châu Phi. Thêm vào đó, tham vọng quân sự ngày càng lớn của Nga khiến sự hiện diện của Mỹ càng quan trọng.
Đức coi đối thoại với Trung Quốc là giải pháp chính tháo gỡ bất đồng Theo ông Heiko Maas, châu Âu cần đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc của mình. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 29/05 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) cần có một chiến lược tiếp cận chung trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời coi việc đối thoại với Trung Quốc là giải pháp then...