Đức hồi hương công dân đầu tiên tham gia tổ chức khủng bố IS
Bộ Ngoại giao Đức từ chối công bố danh tính phần tử tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, tờ Spiegel cho biết đối tượng là Laura H., 30 tuổi.
Phụ nữ và trẻ em là thân nhân của các chiến binh IS người nước ngoài tại trại tị nạn al-Hol, Đông Bắc Syria ngày 17/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đức sẽ lần đầu tiên hồi hương một công dân của mình, tình nghi là phần tử thánh chiến tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Theo Bộ Ngoại giao Đức, nữ thánh chiến này hiện đang sống trong trại tạm giữ cùng các con của mình ở miền Bắc Syria.
Video đang HOT
Trong thông báo ngày 22/11, bộ trên nêu rõ: “Chúng tôi có thể khẳng định rằng 3 trẻ em Đức đang bị giữ tại miền Bắc Syria hôm nay có thể tới Iraq cùng mẹ của mình. Từ đây, tất cả 4 người sẽ trở về Đức.”
Bộ Ngoại giao Đức từ chối công bố danh tính phần tử IS. Tuy nhiên, tờ Spiegel cho biết đối tượng là Laura H., 30 tuổi.
Theo tuần báo này, các cơ quan chức năng Đức đã điều tra về đối tượng từ năm 2016, tình nghi đối tượng là thành viên tổ chức khủng bố và bỏ mặc các con của mình.
H. được cho là đã rời Giessen, miền Tây nước Đức, hồi tháng 3/2016 để tới Syria và gia nhập IS trong mùa Hè năm đó.
Từ tháng 12/2018, đối tượng sống cùng các con trong trại Al Hol ở phía Bắc Syria.
Trại này do lực lượng người Kurd kiểm soát, là nơi tạm trú của hơn 70.000 người tị nạn từ Iraq và Syria, và thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện quốc tế.
Giới chức an ninh Đức tin rằng hiện có khoảng 80 công dân nước này tham gia IS đang sống trong các trại hoặc nhà tù ở Syria.
Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia thành viên tìm kiếm các giải pháp bền vững cho tất cả công dân của mình đang ở trong các trại tị nạn ở Syria thông qua các chính sách hồi hương, tái hội nhập xã hội hoặc đưa ra truy tố theo quy định của luật pháp quốc tế./.
Theo Phương Hồ (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Thổ Nhĩ Kỳ có hành động gây căng thẳng, Đức nói 'không thể hiểu nổi'
Ngày 20/11, AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao Đức xác nhận, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ một luật sư địa phương đang làm việc cho Đại sứ quán Đức ở Thủ đô Ankara hồi giữa tháng Chín, Bộ Ngoại giao Đức nói rằng không thể hiểu nổi hành động này của nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại sứ quán Đức tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: En24)
Trước đó, tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức đã đề cập đến vụ việc, cho rằng, luật sư này đã giúp đỡ Đại sứ quán Đức tại Ankara trong việc nghiên cứu hồ sơ của những công dân Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn tại Đức, trước khi các đơn này bị loại do nghi ngờ có yếu tố gián điệp.
Phía Đức lo ngại vụ bắt giữ sẽ dẫn đến việc những thông tin nhạy cảm và hồ sơ của khoảng 50 người xin tị nạn lọt vào tay lực lượng tình báo Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số này có những nhà hoạt động người Kurd, cũng như một số người theo Giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cáo buộc đứng sau vụ đảo chính hồi năm 2016.
Vụ bắt giữ này khiến quan hệ giữa hai nước gia tăng căng thẳng, sau chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào khu vực do người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Syria mà Đức luôn phản đối. Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ để làn sóng người tị nạn tiếp tục tràn vào châu Âu nếu vấp phải sự phản ứng quá mức của Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Đức.
QT
Theo baoquocte.vn/AFP
Các nước EU cam kết đình chỉ xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ EC cho rằng hành động quân sự ở miền Bắc Syria đã "gây ra những hậu quả nghiêm trọng" và lưu ý rằng một số nước EU đã ngừng xuất khẩu vũ khí. Xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ gần khu vực làng Akcakale dọc biên giới với Syria ngày 11/10. (Nguồn: AFP/TTXVN) Reuters đưa tin các quốc gia Liên minh châu...