Đức hoan nghênh Mỹ thay đổi chính sách năng lượng
Tờ Handelsblatt ngày 26/1 đưa tin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã hoan nghênh kế hoạch tăng xuất khẩu dầu và khí đốt của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng đây là điều “tốt cho châu Âu và Đức”.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn, ông Scholz cho rằng động thái này sẽ giúp ích trong giai đoạn chuyển đổi hướng tới trung hòa khí hậu, dự kiến kéo dài đến giữa thế kỷ này.
Ông nhấn mạnh: “Nguồn cung nhiều hơn trên thị trường toàn cầu đồng nghĩa với giá năng lượng thấp hơn”. Thủ tướng Đức cũng ca ngợi việc ông Trump muốn xây dựng các cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới, điều mà người tiề.n nhiệm Joe Biden đã không làm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Scholz bày tỏ tiếc nuối về sắc lệnh hành pháp tuần trước của Tổng thống Trump khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh, tình trạng “ nóng lên toàn cầu là một mối nguy hiểm trầm trọng” và cho biết Đức sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách khí hậu của nước này.
Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Công ty khí đốt tự nhiên nhà nước của Nga Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo từ ngày 16/11, theo tập đoàn năng lượng quốc gia Áo OMV.
OMV cho biết họ đã dự đoán được diễn biến trên và Áo sẽ tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Đức, Italy và Hà Lan.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer thông báo nước này có nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế an toàn và "sẽ không ai bị đóng băng trong mùa Đông".
"Nguồn cung vẫn an toàn. Các cơ sở lưu trữ khí đốt của chúng tôi đã đầy và chúng tôi có đủ năng lực để lấy khí đốt từ các khu vực khác", ông Nehammer nói.
Mối quan hệ năng lượng giữa Áo và Nga có từ thời Chiến tranh Lạnh, vì Áo là một trong những quốc gia Tây Âu đầu tiên nhập khẩu khí đốt từ Liên Xô vào năm 1968.
Việc chấm dứt cung cấp khí đốt của Nga cho Áo diễn ra sau phán quyết trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế, trao cho OMV khoản tiề.n bồi thường khoảng 230 triệu euro (242 triệu USD) trong một tranh chấp hợp đồng với Gazprom.
Sau đó, OMV cho biết họ sẽ ngừng trả tiề.n cho Gazprom cho đến khi nhận được lượng khí đốt tương đương với số tiề.n 230 triệu euro mà công ty Nga này nợ họ.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Áo Lenore Gewessler, nước này nhập khẩu phần lớn khí đốt tự nhiên từ Nga, lên tới 98% vào tháng 12/2023.
Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào năm 2022, chỉ có ba nước châu Âu - Áo, Slovakia và Hungary - tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống đi qua Ukraine, bất chấp cuộc chiến đang diễn ra.
Nhưng Ukraine tuyên bố sẽ không tiếp tục vận chuyển khí đốt qua đường ống trên sau ngày 1/1/2025, điều này sẽ buộc các nước trên phải tìm nhà cung cấp khác.
Thủ tướng Nehammer cho biết trong một tuyên bố ngày 15/11 rằng bất chấp việc dừng cung cấp khí đốt, Áo sẽ không thay đổi chính sách đối với Ukraine. Ông Nehammer đã cáo buộc Gazprom nhiều lần không thực hiện nghĩa vụ giao hàng với mục đích gây sức ép buộc Áo từ bỏ ủng hộ lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Đức bác đề nghị mời Ukraine gia nhập NATO Ngày 24/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố không thể mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào lúc này, bác bỏ yêu cầu mà Tổng thống Zelensky đưa ra trong kế hoạch chấm dứt xung đột. Lá cờ NATO và quốc kỳ Ukraine. Ảnh: Sputnik Trả lời phỏng vấn với Đài truyền hình Đức (ZDF),...