Đức hỗ trợ thiết bị đánh giá tác động đập trên sông Mekong
Chính phủ Đức hôm nay cấp bộ thiết bị giúp Uỷ hội sông Mekong (MRC) theo dõi các tác động của hai đập thuỷ điện của Lào ở hạ nguồn.
Các thiết bị của Đức sẽ hỗ trợ MRC đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới của đập thuỷ điện Xayaburi và Don Sahong do Lào xây dựng, thông cáo của MRC cho biết.
Trị giá 600.000 USD, bộ thiết bị bao gồm công cụ giám sát phù sa và lượng nước được xả, kính hiển vi, máy ghi chất lượng nước, đèn soi tảo, thuyền, bẫy cá và thiết bị GPS. Đây là một phần khoản hỗ trợ của Đức dành cho Chương trình Giám sát Môi trường chung tại Các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong (JEM) của MRC. JEM được vận hành trong hai năm 2020-2021. Các thiết bị của Đức sẽ được lắp đặt tại ít nhất ba địa điểm ở mỗi đập để thu thập dữ liệu.
Xayaburi và Don Sahong là hai trong số 6 đập thuỷ điện Lào xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Hai đập này đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020.
Dự án thủy điện Xayaburi của Lào trên dòng sông Mekong. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Đại sứ Đức tại Lào Jens Ltkenherm cho biết việc phát triển thuỷ điện có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tạo ra các thách thức lớn về các tác động xuyên biên giới bất lợi cho môi trường và các hoạt động kinh tế và xã hội của người dân.
“Do đó, Đức mong MRC có các dữ liệu để tư vấn cho chính phủ bốn nước thành viên trong việc giảm thiểu các tác động có hại nêu trên”, Ltkenherm nói.
Trong quá trình tham vấn và xây dựng Xayaburi và Don Sahong, ba nước còn lại trong MRC là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam cùng các bên liên quan đã kêu gọi Lào thực hiện chương trình đánh giá đúng đắn tác động của các công trình này khi chúng đi vào hoạt động. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế-xã hội của các nước ven sông.
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện.
Quan hệ Đức-Mỹ chưa khi nào xuống thấp như hiện nay
Từ sau Chiến tranh thế giới 2 đến nay, chưa khi nào quan hệ giữa Đức và Mỹ lại xuống đến mức thấp như hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Annegret Kramp-Karrenbauer ngày 8/6 cho biết, chính phủ Đức vẫn chưa nhận được sự khẳng định từ phía Mỹ rằng Mỹ sẽ rút hàng chục ngàn quân khỏi Đức trong thời gian tới, trong khi giới chuyên gia nhận định chưa khi nào quan hệ Đức - Mỹ xuống mức thấp như hiện nay.
Máy bay quân sự Mỹ tại căn cứ không quân Ramstein trên đất Đức. (ảnh: DW)
Phát biểu trước báo giới ngày 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Annegret Kramp-Karrenbauer cho biết, thông tin về việc Mỹ sẽ rút bớt quân khỏi Đức trong thời gian tới hiện vẫn chỉ là đồn đoán.
"Vẫn chưa có bất cứ thông tin khẳng định chính thức nào liên quan đến các chính sách của chính quyền Mỹ trong việc này. Hiện tại chúng tôi mới chỉ biết đến thông tin qua báo chí, vì thế tôi không muốn đồn đoán về những việc chưa chắc chắn. Thực tế ở đây là sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Đức phục vụ cho an ninh của toàn bộ liên minh NATO, và cho chính an ninh của nước Mỹ"- Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết.
Trước đó, theo thông tin được tờ báo uy tín "Nhật báo phố Wall" của Mỹ đăng tải tuần trước, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dự định sẽ rút khoảng 9500 quân Mỹ khỏi Đức vào tháng 9/2020.
Thông tin này ngay lập tức gây rúng động chính trường Đức. Nhiều chính trị gia Đức chỉ trích ý định của chính quyền Mỹ là làm tổn hại an ninh của châu Âu và làm phương Tây suy yếu trong cuộc cạnh tranh có tính hệ thống với Trung Quốc. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên báo Đức ngày 8/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng thừa nhận, quan hệ với Mỹ "đang rất phức tạp".
Theo số liệu của quân đội Mỹ, tính đến hết năm 2019, Mỹ đang duy trì trên 38.000 quân lính và nhân viên quân sự tại 6 căn cứ quân sự phân bố chủ yếu ở miền Nam và Tây Nam nước Đức. Các căn cứ quân sự này không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt an ninh với nước Đức và khối quân sự NATO mà còn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế địa phương tại Đức.
Giới phân tích cho rằng, ý định rút bớt quân khỏi Đức có thể là biện pháp trừng phạt của chính quyền Mỹ đối với chính phủ Đức do những mâu thuẫn gay gắt thời gian qua. Mỹ luôn chỉ trích Đức là thiếu đóng góp cho ngân sách quân sự của NATO, cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có nhiều bất hoà với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đầu tháng này, bà Angela Merkel cũng đã từ chối lời mời của ông Donald Trump tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Mỹ, ban đầu dự tính tổ chức trong tháng 6 nhưng đã hoãn đến tháng 9/2020.
Theo chuyên gia Thomas Kleine-Brochkoff, Phó Chủ tịch Quỹ Marshall của Mỹ, quỹ nghiên cứu chiến lược về quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới 2 đến nay, chưa khi nào quan hệ giữa Đức và Mỹ lại xuống đến mức thấp như hiện nay.
"Theo dõi mối quan hệ này trong suốt 35 năm qua và không nhớ nổi có thời điểm nào mối quan hệ này xuống mức thấp hơn hiện nay. Ông Donald Trump có vẻ như xem bà Angela Merkel, chứ không phải ai khác, là đối thủ có tính hệ thống của mình. Vấn đề cá nhân có ảnh hưởng nhưng đây cũng là một phần trong chủ nghĩa biệt lập mới của Mỹ" - vị chuyên gia cho biết.
Đức ngăn chặn nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp y tế Chính phủ Đức ngày 20.5 thông qua quy định mới cho phép chính phủ ngăn chặn nước ngoài thâu tóm các công ty trong lĩnh vực y tế. Chính phủ Đức quyết bảo vệ các công ty trong lĩnh vực y tế trước nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm . Ảnh REUTERS Theo quy định, chính phủ Đức có quyền hạn mới...