Đức hỗ trợ NATO đối phó với tấn công mạng
Đức sẽ gia nhập hàng ngũ các nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho phép liên minh quân sự này vận dụng các kỹ năng chiến tranh mạng của mình để giúp đối phó hoạt động tấn công mạng và chiến tranh điện tử.
Đức hỗ trợ NATO đối phó với hoạt động tấn công mạng. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Theo các nguồn thạo tin, tại hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO diễn ra ngày 14/2 ở Brussels (Bỉ), giới chức Đức thông báo với các đồng minh rằng Berlin sẽ cho phép NATO sử dụng các năng lực mạng của nước này, trong đó có các kỹ năng tấn công mạng.
Trước đó, Mỹ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Estonia đều đã cho phép liên minh quân sự này sử dụng các vũ khí mạng tấn công của họ, với hy vọng điều này có thể răn đe những nước gây chiến tranh điện tử trong tương lai.
Video đang HOT
Cũng như các nguồn lực quân sự khác như xe tăng và máy bay phản lực, các nước thành viên NATO có quyền kiểm soát khả năng phòng thủ mạng của mình và chỉ cung cấp vũ khí tấn công mạng cho khối này khi được yêu cầu tham gia các sứ mệnh và chiến dịch.
Trong những năm qua, NATO đã chú trọng hơn tới vấn đề phòng thủ mạng. Tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Vácsava (Ba Lan) năm 2016, NATO coi không gian mạng là một mặt trận, khẳng định một cuộc tấn công được thực hiện trên máy tính nhằm vào một nước đồng minh sẽ dẫn tới động thái đáp trả của khối theo đúng cam kết của NATO bảo vệ các nước đồng minh. NATO cũng c ảnh báo các cuộc tấn công mạng đang ngày càng trở nên tinh vi, thường xuyên hơn và gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Muốn giảng hòa với Taliban nhưng Mỹ vẫn trút 'mưa bom' xuống Afghanistan
Mặc dù đang trong quá trình tìm kiếm hòa bình với Taliban nhưng tính riêng trong năm 2018, Mỹ đã thả hơn 7.000 quả bom xuống lãnh thổ Afghanistan.
Một quả bom Mỹ phát nổ tại tỉnh Nanagarhar, Afghanistan. Ảnh: Reuters
Bộ tư lệnh các lực lượng Hải quân Mỹ đã công bố dữ liệu cho biết trong năm 2018, máy bay quân sự Mỹ đã thả tổng cộng 7.362 quả bom xuống Afghanistan. Như vậy, trung bình mỗi ngày quân đội Mỹ thả 20 quả bom xuống Afghanistan.
Kênh RT (Nga) cho biết năm 2018 được ghi nhận là năm quân đội Mỹ thả bom nhiều nhất nhằm vào Afghanistan trong một thập niên qua.
Tướng ba sao Mỹ Joseph Guastella nhận định việc tăng cường không kích này nhằm duy trì an ninh và phòng vệ cho mạng lưới tại Afghanistan. Tướng Joseph Guastella đồng thời đánh giá chính năm 2018 đã ghi nhận "tiến bộ đáng kể tại Afghanistan".
Cũng trong thời gian này, Mỹ chủ trương thúc đẩy hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban. Quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 11/2 đã bất ngờ đến thăm Afghanistan. Tại đây, ông Shanahan đã đề nghị lãnh đạo Afghanistan tham gia đàm phán với Taliban.
Chỉ huy lực lượng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan trong tháng 11/2018 đánh giá cuộc chiến tại Afghanistan không thể giành chiến thắng bằng quân sự mà cần giải pháp chính trị.
Việc trút "mưa bom" xuống Afghanistan dường như ít gây ảnh hưởng tới thực tế trận địa. Trong những tháng gần đây, Chính phủ Afghanistan nắm quyền kiểm soát một nửa trong 407 khu vực tại quốc gia này.
CNN ngày 20/12/2018 đưa tin quân đội Mỹ đã nhận lệnh khởi động kế hoạch rút một nửa số binh sĩ tại Afghanistan trở về nước. Đại diện đặc biệt của Mỹ về tiến trình hòa giải ở Afghanistan Zalmay Khalilzad trong tháng 12/2018 đã gặp các thành viên Taliban để bàn luận về viễn cảnh Mỹ rút quân kèm theo đề xuất ngừng bắn.
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa ra mệnh lệnh cho Lầu Năm góc rút quân khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump cũng không phủ nhận thông tin về ý định rút một nửa trong số 14.000 binh sĩ đang đóng tại Afghanistan về nước.
Hà Linh/Báo Tin tức
Theo Tintuc
NATO - Nga nỗ lực cứu vãn INF Hôm nay, 15-2, tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg dự kiến hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về việc cứu vãn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đang trên đà sụp đổ. Trong bối cảnh NATO đang cố gắng thuyết phục Nga từ...