Đức hỗ trợ công nhân dệt may châu Á và châu Phi
Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ) thông báo, chính phủ Đức sẽ chi 14,5 triệu EUR để hỗ trợ khoảng 2 triệu lao động trong ngành dệt may ở 7 nước (gồm Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Lào, Ethiopia và Madagascar) nhằm giúp họ vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Ảnh minh họa
Gói hỗ trợ nằm trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ khẩn cấp do Covid-19 của BMZ nhằm củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm và thúc đẩy các biện pháp đảm bảo việc làm ở các nước đang phát triển. Với dự án hỗ trợ này, những lao động nữ, nhất là lao động gặp khó khăn đặc biệt sẽ nhận được khoản hỗ trợ thanh toán một lần. Ngoài ra, Đức cũng sẽ hỗ trợ mở rộng quy mô xét nghiệm để bảo vệ sức khỏe y tế người lao động.
Video đang HOT
Đề nghị ASEAN hợp tác phát triển vaccine ngừa Covid-19
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề xuất các thành viên Liên nghị viện ASEAN (AIPA) hợp tác phát triển vaccine, đoàn kết vượt qua thách thức trước đại dịch.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41) ngày 8/9, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng cho rằng, các nghị viện cần chung tay ủng hộ cộng đồng văn hóa xã hội AIPA trong việc ứng phó với Covid-19 trên mọi lĩnh vực. Đó là bao phủ y tế toàn dân, mạng lưới ứng phó các tình huống khẩn cấp về y tế, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, quản lý rác thải.
"Một trong những việc cần làm ngay là hợp tác để phát triển vaccine ngừa Covid-19 và bảo đảm quyền tiếp cận vaccine của người dân", bà Phóng nói.
Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Việt Nam tại Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41. Ảnh: Hải Ninh
Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng đề nghị AIPA tiếp tục quyết tâm củng cố môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, thống nhất trong đa dạng, nêu cao pháp quyền, lấy người dân làm trung tâm. Thông qua đẩy mạnh hợp tác pháp luật, các nghị viện tăng cường giám sát, ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN trong ứng phó với những tình huống khẩn cấp như Covid-19.
Bà Phóng cũng mong muốn AIPA thúc đẩy thực hiện các sáng kiến xây dựng cộng đồng kinh tế tự chủ tự cường, ủng hộ ASEAN chủ động ứng phó, kiểm soát hiệu quả đại dịch đi đôi với khôi phục kinh tế; thúc đẩy phê chuẩn các thỏa thuận kinh tế khu vực, nhất là sớm ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực trong năm 2020 và mở rộng phát triển quan hệ với đối tác bên ngoài ASEAN.
Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam kêu gọi phát huy vai trò và sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nghị sĩ trẻ AIPA; tăng cường giao lưu, đoàn kết, cũng như sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. "Tôi ủng hộ sự đổi mới và phát triển của AIPA, quan hệ đối tác giữa AIPA và ASEAN cũng như các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế khác vì lợi ích của người dân mỗi quốc gia và cả cộng đồng ASEAN", bà Phóng nhấn mạnh.
Tại phiên họp toàn thể, Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Indonesia, bà Puan Maharani kêu gọi các nước thành viên ASEAN tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. "Cần bảo đảm những quyền, lợi ích chính đáng ở khu vực biển của những quốc gia ven biển", bà Puan Maharani nói.
Theo bà, hiện nay Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) cần được xây dựng là một trong những nền tảng được các bên thống nhất lựa chọn để thúc đẩy đối thoại trong khu vực biển Đông của các nước ASEAN.
Khẳng định an ninh, ổn định luôn luôn là trọng tâm trong các chính sách phát triển của Indonesia, Chủ tịch Hạ viện Indonesia cho rằng, cần giữ ASEAN là khu vực hài hòa, tự cường, hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác để có thể đối phó với sự lây lan của dịch bệnh cũng như tác động tiêu cực của Covid-19. "Chúng ta cũng phải tiếp tục xây dựng lòng tin giữa các kênh quốc gia ASEAN và đặc biệt là thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN", bà Puan Maharani đề nghị.
Để tăng cường hơn nữa sự gắn kết và chủ động thích ứng của ASEAN, Chủ tịch Hạ viện Indonesia đề nghị nâng cao khả năng đối phó với những thách thức của khu vực và toàn cầu, đặc biệt là liên quan đến vấn đề an ninh, con người. Cụ thể, nghị viện các nước cần tham gia vào giải quyết những vấn đề như dòng dịch chuyển bất hợp pháp, đặc biệt là việc buôn bán người, buôn lậu qua đường biển... trước khi những vấn đề ở khu vực này được quốc tế hóa.
"Các nghị sĩ cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác, giải quyết những vấn đề ở tầm cơ quan lập pháp", bà Puan Maharani nói và nhận định trên tinh thần hợp tác, ASEAN có thể đạt được mục tiêu chung, như khống chế thành công Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin cho biết, Campuchia cam kết cùng với ASEAN thúc đẩy an ninh hòa bình trong khu vực, xử lý các bất đồng một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế. "Quốc hội Campuchia khuyến khích các nghị sĩ trẻ AIPA tham gia vào hoạt động của AIPA. Họ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển quốc gia và xây dựng cộng đồng ASEAN", Ông Samdech Heng Samrin nhấn mạnh.
Tổ chức Four Paws cảnh báo xu hướng mới đối với thịt chó và mèo trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Trước tình hình dịch bệnh do virus Corona gây ra đang là mối lo ngại của toàn thế giới. Và mới đây, tổ chức bảo vệ thế giới Four Paws đã kêu gọi, cảnh báo xu hướng mới đối với thịt chó và mèo trong bối cảnh hiện nay. Trước sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc)...