Đức hai lần nói “Không” với những kế hoạch của Mỹ ở Iraq và Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã quyết định sử dụng giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine, thay vì mang vũ khí vào quốc gia này để đẩy lui lực lượng đòi ly khai ở miền Đông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel quyết tâm giải quyết khủng hoảng Ukraine bằng biện pháp hòa bình. (Ảnh: AP)
Thất vọng và tức giận với ý định của Mỹ, song nhà lãnh đạo Đức vẫn hành động rất cẩn trọng. Hơn ai hết, bà Merkel là người hiểu rõ việc đưa vũ khí vào Ukraine có nguy cơ dẫn tới một kể cục bi thảm.
Khi kỷ niệm 10 năm nổ ra cuộc chiến ở Iraq ngày 20/3/2013, ông Frank-Walter Steinmeier, khi đó chưa trở thành Ngoại trưởng Đức, đã nhắc lại câu nói bất hủ của cựu Thủ tướng Gerhard Schrder khi ông này khước từ lời kêu gọi của Mỹ tham gia lực lượng đồng minh tấn công Iraq trong kế hoạch hạ bệ Tổng thống Saddam Hussein.
Từ chối Mỹ, ông Schrder nói đại ý rằng Đức sẵn sàng thể hiện tình đoàn kết, song ông không muốn mang về sự mạo hiểm cho đất nước mà ông lãnh đạo.
Không có Đức, Mỹ cùng một số đồng minh vẫn tấn công Baghdad và kết quả là Iraq trở thành bãi chiến trường đẫm máu, dường như không có hồi kết và cũng có thể là cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ, Washington tới nay đã đổ vào Iraq trên 800 tỷ USD và hàng nghìn lính Mỹ đã bỏ mạng ở nước này, trong khi đó, tình hình an ninh ở Iraq vẫn hết sức bất ổn, đặc biệt là sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Không chỉ Mỹ, các nước tham chiến cũng thiệt hại nghiêm trọng về người và của trong cuộc chiến ở quốc gia này.
Việc ông Schrder từ chối tham chiến ở Iraq từng đẩy quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh vào tình trạng nguội lạnh. Song lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn trong quyết định của vị cựu Thủ tướng Đức: Iraq đã trở thành thảm họa.
Trở lại với đương kim Thủ tướng Merkel trong vấn đề Ukraine, những câu nói nêu trên của cựu Thủ tướng Schrder khá tương đồng với quan điểm hiện nay của bà Merkel trong vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Đức không muốn làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như không muốn có thêm những căng thẳng với Nga thông qua việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Video đang HOT
Trước đây, có tới 2/3 số người Đức được hỏi phản đối Berlin tham chiến ở Iraq thì giờ đây, tâm lý chống Washington lại đang nổi lên ở Đức liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine khi cũng có gần ấy số người Đức phản đối nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Trong bài phát biểu vừa qua tại Hội nghị An ninh Munich, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh Đức muốn tạo lập an ninh ở châu Âu cùng với Nga, chứ không phải chống lại Nga.
Tuy chỉ bày tỏ “hoài nghi” tính hiệu quả của việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, song bà khẳng định: “Tôi tin chắc rằng cuộc xung đột hiện nay không thể giải quyết được bằng quân sự.”
Việc nói “Không” với cung cấp vũ khí cho Ukraine cũng là cánh cửa mà nhà lãnh đạo Đức muốn dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, bởi lâu nay, Đức vẫn là kênh đối thoại quan trọng của Nga với phương Tây.
Thủ tướng Merkel cũng hiểu rằng một quốc gia châu Âu, thành viên NATO, như Đức đưa vũ khí vào Ukraine chắc chắn sẽ làm đổ vỡ mối quan hệ giữa Brussels và Điện Kremlin.
Những nỗ lực ngoại giao con thoi của Thủ tướng Merkel cũng như Ngoại trưởng Steinmeier trong thời gian qua đều đặt mục tiêu giải quyết khủng hoảng Ukrainebằng biện pháp hòa bình.
Sáng kiến Đức-Pháp cho vấn đề Ukraine được đưa ra khá bất ngờ, kể cả kế hoạch tới Moskva để thảo luận với Tổng thống Putin về sáng kiến hòa bình này cũng là điều nằm ngoài dự đoán của giới quan sát.
Chỉ có chuyến thăm Mỹ của bà Merkel là được lên kế hoạch từ trước vì nó nằm trong chương trình chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Đức vào tháng Sáu tới.
Thế nhưng giờ đây, vấn đề cấp thiết cần giải quyết là Đông Ukraine và dự định đưa vũ khí vào Ukraine của Mỹ.
Kết quả cuộc gặp ở Washington sẽ tác động cơ bản tới chiều hướng Hội nghị thượng đỉnh nhóm Normandie tổ chức vào ngày 11/2 tới ở Minsk, thủ đô Berlarus./
Theo Vietnam
Nga, Pháp, Đức và kế hoạch hòa bình cho Ukraine
- Tại hội nghị quốc tế về an ninh ở Munich, tướng Mỹ hô hào cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Sau khi đến Ukraine giới thiệu với Tổng thống Petro Poroshenko sáng kiến hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bay sang Nga.
Hội đàm không có tuyên bố chung
Báo Le Monde (Pháp) nhận định chuyến du thuyết hòa bình của Tổng thống Franois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel tại Nga vẫn còn dang dở. Đêm 6-2 (giờ địa phương), hai nhân vật này đã ra sân bay rời Moscow (Nga) sau năm tiếng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin ở điện Kremlin về khủng hoảng Ukraine.
Đây là cuộc hội đàm rất đặc biệt, thế nhưng hội đàm kết thúc mà không có tuyên bố chung nào được công bố. Thông tin chi tiết về cuộc hội đàm cũng không được tiết lộ.
Báo chí quốc tế đưa tin trong cuộc hội đàm ba bên giữa Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống Franois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel, kết quả đạt được là các bên đã nhất trí soạn thảo một kế hoạch hòa bình mới cho miền Đông Ukraine.
Theo người phát ngôn của tổng thống Nga, hội đàm đã đạt được nhất trí về một kế hoạch chung bao gồm sáng kiến hòa bình của Pháp và Đức đề xuất, các điều kiện được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nêu ra trong hội đàm với tổng thống Pháp và thủ tướng Đức tối 5-2 ở Kiev và các yêu cầu do tổng thống Nga đưa ra.
Người phát ngôn giải thích: "Vào lúc này, công việc đang làm là chuẩn bị văn bản về một tài liệu chung về thực thi thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Tài liệu này sẽ ghi nhận các đề nghị của tổng thống Ukraine và các đề nghị đã được Tổng thống Putin chỉnh sửa hôm nay".
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Franois Hollande (từ trái sang) trong cuộc hội đàm ba bên về Ukraine ở Moscow tối 6-2. Ảnh: AP
Pháp và Đức nói gì?
Người phát ngôn của chính phủ Đức Steffen Seibert xác nhận tuyên bố nêu trên của người phát ngôn tổng thống Nga.
Báo Le Figaro (Pháp) tiết lộ thỏa thuận hòa bình mới sẽ được soạn thảo chủ yếu dựa theo thỏa thuận hòa bình 12 điểm đã được các bên tham chiến ở miền Đông Ukraine ký kết ở Minsk (Belarus) hồi tháng 9-2014.
Ngày 7-2, từ Pháp, Tổng thống Franois Hollande đã nhắc đến cuộc hội đàm với tổng thống Nga về Ukraine. Ông nói: "Tôi nghĩ đây là một trong những cơ hội cuối cùng... Nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài, chúng ta hoàn toàn biết rõ kịch bản. Đó sẽ là chiến tranh".
Sau khi rời Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bay về Đức tham dự hội nghị quốc tế về an ninh lần thứ 51 ở Munich.
Ngày 7-2, bà phát biểu: "Không chắc các cuộc thảo luận (về sáng kiến hòa bình Pháp-Đức về Ukraine) sẽ đạt được mục đích... nhưng chúng tôi chia sẻ với Tổng thống Franois Hollande quan điểm rằng điều này cũng cứ thử".
Bà nhấn mạnh: "Cuộc hội đàm tại Moscow về giải quyết khủng hoảng ở Ukraine có ý nghĩa... Khủng hoảng này không thể được giải quyết bằng quân sự. Phải triển khai các bước vận động căn cứ theo thỏa thuận Minsk".
Tướng Mỹ muốn dùng vũ lực
Hội nghị quốc tế về an ninh lần thứ 51 khai mạc ngày 6-2 tại khách sạn Bayerischer Hof ở Munich (Đức). Hơn 20 nguyên thủ quốc gia và khoảng 60 bộ trưởng tham dự hội nghị.
Hội nghị tập trung thảo luận về khủng hoảng Ukraine và Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Tại hội nghị, ngày 7-2, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định: "Chúng tôi mong muốn xây dựng an ninh ở châu Âu chung với Nga chứ không phải chống lại Nga".
Trong khi đó, phát biểu với báo chí trong khuôn khổ hội nghị, tướng Mỹ Philip Breedlove, tư lệnh NATO ở châu Âu, lại tuyên bố NATO không loại trừ sử dụng kịch bản quân sự để tái lập hòa bình tại vùng Donbass (miền Đông Ukraine).
Tướng Philip Breedlove giải thích trong trường hợp sử dụng vũ lực, NATO loại trừ khả năng mở chiến dịch hành quân trên bộ mà chỉ chú trọng cung cấp vũ khí và thiết bị chiến tranh cho quân đội Ukraine. Ông đánh giá không thể chấp nhận kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine của Tổng thống Putin.
Reuters nhận định ở góc độ nào đó, tuyên bố của tướng Mỹ Philip Breedlove đã phản ánh phản ứng của Washington sau cuộc hội đàm ba bên của Nga-Pháp-Đức ở Moscow.
Báo Le Figaro (Pháp) tiết lộ Tổng thống Nga Putin là người đưa dự thảo thỏa thuận hòa bình mới cho Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Kế tiếp, hai nhân vật này đã cùng Mỹ xem xét lại dự thảo thỏa thuận. Sau đó dự thảo thỏa thuận đã được chỉnh sửa trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko với Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tối 5-2 ở Kiev. Cuối cùng, Tổng thống Franois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel mang dự thảo thỏa thuận sang Moscow thảo luận với Tổng thống Putin lần cuối cùng hôm 6-2. Cũng theo báo Le Figaro, Ukraine lo ngại dự thảo thỏa thuận hòa bình mới do Nga phác thảo có thể sẽ có lợi cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine vì Nga bị mang tiếng đã ủng hộ lực lượng ly khai. Thế nhưng cuối cùng mọi lo ngại đều được giải tỏa.
Theo NTD
Xung đột miền đông Ukraine có thể mất kiểm soát hoàn toàn Theo Ngoại trưởng Đức, những cuộc giao tranh gần đây ở miền Đông Ukraine cho thấy cuộc xung đột đã leo lên nấc thang mới. Ngày 5/2, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhận định giao tranh leo thang giữa quân đội Ukraine và phe đối lập có thể dẫn tới "sự mất kiểm soát hoàn toàn" ở miền Đông Ukraine. Ngọai trưởng Đức...