Đức Gyalwang Drukpa cầu nguyện quốc thái dân an tại TP HCM
Rất đông Phật tử đứng ngoài chánh điện, sân chùa Vĩnh Nghiêm… nghe Đức Gyalwang Drukpa cùng tăng đoàn Truyền thừa cử hành khóa lễ Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an và truyền quán đỉnh.
Ngày 28/3, chương trình Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an được tổ chức trang trọng trong chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm với sự tham dự của Đức Gyalwang Drukpa cùng tăng đoàn 100 chư Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni Truyền thừa Drukpa và đông đảo phật tử TP HCM.
Đức Gyalwang Drukpa chủ trì buổi khóa lễ.
Tăng đoàn Truyền thừa cùng đọc kinh cầu nguyện quốc thái dân an trong chánh điện.
Chương trình Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an còn có sự tham dự của các bậc Thượng tọa và Đại đức chùa Vĩnh Nghiêm.
“Tôi may mắn được nghe Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa giảng pháp vài lần. Hay tin ngài đến TP HCM, tôi đến chùa sớm để đón, đồng thời cầu nguyện cho gia đình và đất nước bình an”, phật tử Kim Yến (ngụ quận 1) chia sẻ.
Nghi lễ cầu nguyện được cử hành trang trọng từ 9h đến 11h20.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, Đức Gyalwang Drukpa cùng tăng đoàn tiếp tục truyền Quán đỉnh (nghi thức gia trì và cho phép tu tập) về Bản tôn Phật Quan Âm và Bản tôn Trí tuệ Văn Thù, nhằm đánh thức các năng lực trí tuệ, tình yêu thương nơi tự thân, đem đến hạnh phúc và bình an cho mọi người.
“Tôi đang nỗ lực nhắn gửi thông điệp hãy biết tri ân quê hương, đất nước, gia đình, cả văn hóa, phong tục và lối sống. Có thể chúng ta còn gặp nhiều chướng ngại, khó khăn trong cuộc sống nhưng biết trân trọng tri ân là điều hết sức cần thiết”, Đức Gyalwang Drukpa chia sẻ.
Còn với những ai chưa biết, Đức Gyalwang Drukpa nói rằng, ông đến đây để giúp mọi người biết cách trưởng dưỡng tâm trân trọng tri ân, biết hân hưởng cuộc sống với những gì mình đang có.
Đứng ngoài chánh điện, phật tử Diệu Hạnh (quận Tân Bình) khá chăm chú nghe Đức Gyalwang Drukpa giảng. “Đây là lần đầu tôi thấy Pháp Vương từ nước ngoài sang Việt Nam giảng pháp và làm khóa lễ cầu nguyện quốc thái dân an”, bà chia sẻ.
Hàng trăm phật tử tại TP HCM nghe Đức Gyalwang Drukpa giảng pháp qua màn hình đặt trong chùa Vĩnh Nghiêm.
Nhiều người khác tập trung trong sân chùa để cùng cầu nguyện và lắng nghe Pháp Vương thuyết giảng.
Thượng Tọa Thích Thanh Phong – Chủ trì chùa Vĩnh Nghiêm – đón tiếp Pháp Vương.
Người dân TP HCM thắp hương cầu nguyện trước Phật bà Quan Thế Âm trong chùa.
Sáng 29/3, Đức Gyalwang Drukpa sẽ cử hành khoá lễ Hỏa tịnh và nghi thức quán đỉnh cầu siêu Jangwa 100 Bản tôn An bình Uy mãnh. Đây là nghi thức cầu siêu đặc biệt thù thắng của Phật giáo Kim cương thừa, có năng lực cứu độ mạnh mẽ cho hương linh những người vừa mất, cần sự dẫn dắt từ bi của chư Phật để được siêu thoát.
Ngài cũng tham dự thiện hạnh Ngừng thờ ơ hay ngừng thở với 500 sinh viên, tình nguyện viên và truyền đi thông điệp chung tay bảo vệ môi trường.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Những nơi nguyên thủ thế giới dừng chân tại Việt Nam
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch, cơ sở thiện nguyện... thường được các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Merkel ghé thăm bên lề các chuyến công du.
Tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên sau khi Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ năm 1995. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc 25 năm. Ngoài chương trình làm việc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Clinton cùng phu nhân và con gái còn ghé thăm trường đại học đầu tiên của Việt Nam Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khoảnh khắc đáng nhớ được ghi lại khi cựu Tổng thống Mỹ bắt tay người dân Hà Nội từ ban công một tòa nhà đối diện Văn Miếu vào ngày 17/11/2000. Ảnh: AP.
Cùng ngày, ông Clinton tới thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và có buổi nói chuyện với các sinh viên tại đây. Ngoài chuyến thăm lần đầu, ông còn quay lại Việt Nam hai lần vào tháng 12/2006 và tháng 7/2014 với tư cách chủ tịch Quỹ Bill Clinton. Cựu Tổng thống Clinton là người quyết định bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ năm 1995 và ký Hiệp định thương mại song phương. Ông từng nói việc bình thường hóa quan hệ hai nước là điều đáng tự hào nhất trong nhiệm kỳ của mình. Ảnh: AP.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton và con gái Chelsea đội nón lá khi thăm Quỹ tình thương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Oxfam tại thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 17/11/2000. Ảnh: Reuters.
Sáng 19/11/2006, Tổng thống Mỹ George Bush cùng phu nhân tới cầu nguyện tại nhà thờ Cửa Bắc (Hà Nội). Đây là hoạt động bên lề trong chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC 14 của ông. Tổng thống Mỹ tươi cười với đội hợp xướng và những người vừa cùng cầu nguyện với ông. Chuyến công du Việt Nam từ ngày 17 đến 20/11/2006 là chuyến thăm song phương nước ngoài kéo dài nhất của ông Bush kể từ khi nhậm chức, cũng là chuyến thăm chính thức lần thứ hai của một tổng thống Mỹ đến Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Clinton năm 2000. Ảnh: AP.
Tổng thống Nga Putin đánh trống trong Văn Miếu Quốc Tử Giám vào lần đầu đến thăm Việt Nam tháng 3/2001. Sau lần này, ông còn trở lại Việt Nam thêm 2 lần nữa vào các năm 2006 để tham dự Hội nghị APEC 14 và thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 11/2013. Ảnh: Kremlin.ru.
Trở lại Việt Nam lần thứ 3 vào sáng 12/11/2013, ngay trong buổi trưa, tổng thống Putin đến đặt vòng hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: AFP.
Tháng 11/2009, lần đầu tiên Thủ tướng Pháp Francois Fillon tới thăm Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngoài các buổi hội đàm, Thủ tướng Pháp còn tới thăm cố đô Huế.
Văn Miếu cũng là nơi người phụ nữ quyền lực nhất thế giới - thủ tướng Đức Angela Merkel tới trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2011. Bà đi dạo suốt hơn nửa giờ ở đây. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Đến Việt Nam lần thứ hai vào tháng 9/2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (áo hồng) cùng phu nhân có mặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội). Ông trò chuyện thân tình với người dân Singapore đang sống và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong.
Trong hai ngày thăm Việt Nam (29-30/7/2015), Thủ tướng Anh David Cameron ghé thăm chùa Vĩnh Nghiêm, TP HCM. Ảnh: Vinh Nghiem VN
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chính Minh trong chuyến thăm ngày 5-6/10/2015. Ảnh: VOV.
Phương Hòa
Theo VNE
Cầu siêu tri ân 64 liệt sỹ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 Ngày 13/3, chùa Vĩnh Nghiêm Nuremberg, Cộng hòa Liên bang phối hợp với Hội người Việt Nam tại thành phố Nuremberg và Munich đã tổ chức Đại trai đàn cầu siêu để tưởng nhớ và tri ân những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc và 64 liệt sỹ hy sinh tại đảo...