Đức giúp Mỹ do thám các nước châu Âu?
Chính phủ Bỉ và Hà Lan thông báo đang điều tra thông tin nói Đức đã giúp Mỹ do thám các nước châu Âu thân thiết với Berlin.
Trụ sở cơ quan tình báo Đức ở Berlin – Ảnh: AFP
“Một cuộc điều tra những cáo buộc này đã được tiến hành”, phát ngôn viên chính phủ Hà Lan Ward Bezemer nói với AFP ngày 29-5.
Bộ trưởng Viễn thông Bỉ Alexander de Croo cùng ngày cũng ra tuyên bố nói nếu các cáo buộc trên là chính xác, “Đức sẽ phải đưa ra lời giải thích”.
Trước đó, ngày 27-4, nhật báo Đức Bild đã công bố các tài liệu mật bị rò rỉ cho thấy cơ quan tình báo Đức (BND) đã tiến hành các hoạt động gián điệp bất hợp pháp thay cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) từ năm 2002.
Đến ngày 30-4, lại có tin nói BND đã giúp NSA “do thám chính trị” các quan chức cấp cao của Pháp và Hội đồng châu Âu.
Video đang HOT
Các thành viên phe đối lập trong quốc hội Đức đã lập tức chỉ trích gay gắt chính phủ Đức xung quanh các cáo buộc này, yêu cầu giải thích rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin.
Nghị sĩ các nước được cho là nạn nhân của các điệp viên Đức cũng tỏ ra giận dữ, họ kêu gọi Berlin hợp tác với các đồng minh châu Âu thay vì hợp tác với cơ quan gián điệp Mỹ.
“Nhà chức trách Đức cần hợp tác với các đối tác châu Âu của họ chứ không phải với NSA”, Peter Pilz – một thành viên người Áo trong Nghị viện châu Âu nói.
Phía quốc hội Đức hiện cũng đã mở cuộc điều tra về việc BND nghe lén trái phép. Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 4-5 tuyên bố bà sẽ hợp tác đầy đủ với ủy ban điều tra của quốc hội về các cáo buộc nghe lén.
Theo Tuổi Trẻ
Đức bắt gián điệp hai mang nghi làm việc cho Mỹ
Vụ bê bối tình báo nghiêm trọng này có thể hủy hoại quan hệ đồng minh giữa Đức và Mỹ.
Ngày 4/7, Đức đã triệu tập đại sứ Mỹ sau khi nước này bắt giữ một điệp viên hai mang làm việc cho Mỹ, một diễn biến có thể hủy hoại mối quan hệ đồng minh thân cận giữa Mỹ và Đức.
Trước đó, công tố viên liên bang Đức thông báo đã bắt giữ một người Đức 31 tuổi với cáo buộc làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài. Nghi phạm bị bắt là nhân viên của một cơ quan tình báo hải ngoại Đức, hay còn gọi là BND.
Ông Gerhard Schindler, giám đốc cơ quan tình báo BND của Đức
Điệp viên này bị nghi ngờ vì anh ta đã tìm cách liên lạc với cơ quan tình báo của Nga, tuy nhiên sau khi bị bắt, anh ta lại khai rằng đang tìm cách tuồn thông tin cho tình báo Mỹ. Nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết thông tin này vẫn chưa được kết luận chính thức.
Thông tin về việc gián điệp hai mang của Mỹ làm việc cho tình báo Đức nghiêm trọng đến mức nó được thông báo cho Thủ tướng Angela Merkel và một số thành viên quan trọng của quốc hội Đức.
Báo chí Đức cũng lập tức vào cuộc và bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành động này của tình báo Mỹ, và sự giận dữ của dư luận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ Đức-Mỹ. Một số tờ báo của Đức còn cho hay người đàn ông bị bắt trên đã bán các thông tin mật về cuộc điều tra của quốc hội Đức đối với chương trình do thám của Mỹ.
Quan hệ giữa hai nước vốn đã căng thẳng từ hồi năm ngoái, sau khi cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ rằng tình báo Mỹ đang giám sát điện thoại của Thủ tướng Merkel.
Bê bối tình báo này có thể hủy hoại nghiêm trọng quan hệ Mỹ-Đức
Ông Christian Flisek, một nghị sĩ phụ trách cuộc điều tra chương trình do thám của NSA tuyên bố: "Nếu nghi vấn về việc Mỹ do thám một cơ quan lập pháp của Đức được xác nhận, niềm tin của Đức đối với Mỹ sẽ bị xóa sạch và gây ra nhiều hậu quả chính trị."
Trong khi đó, các thành viên đảng đối lập Đức thì cho rằng các cáo buộc về điệp viên hai mang của Mỹ làm việc ngay bên trong cơ quan tình báo Đức thể hiện "một trong những bê bối tình báo tồi tệ nhất của Đức trong nhiều thập kỷ gần đây".
Các bằng chứng thu thập được cho thấy người đàn ông bị bắt trên đã tìm cách bán tài liệu cho đại sứ quán Mỹ ở Berlin. Anh này đã sao chép bất hợp pháp 218 tài liệu của BND sang một chiếc USB và bán với giá 34.000 đô-la.
Vụ bê bối tình báo này không chỉ có nguy cơ làm rạn nứt nghiêm trọng quan hệ Mỹ-Đức mà còn có thể gây ra mâu thuẫn sâu sắc giữa cơ quan tình báo BND với chính phủ liên bang Đức, bởi bà Merkel nổi tiếng là một người ủng hộ Mỹ và thường có quan điểm bênh vực Mỹ trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.
Theo Khampha
Quân đội Nhật Bản có thể sẽ cùng Mỹ do thám trên Biển Đông Bô trương Bô Quôc phong Nhât Ban Gen Nakatani cho biêt, nươc này đang xem xet đưa quân đôi đên Biên Đông đê giam sat hoat đông xây dưng trên cac đao cung vơi quân đôi My. "Chung tôi không co kê hoach nao cu thê", ông Nakatani tra lơi trong môt buôi phong vân. "Nhưng chung tôi luôn xem xet hơp tac...