Đức: “giết thời gian” đợi đèn đỏ bằng chơi game
Tại Đức, người đi đường có thể sẽ cảm thấy việc đợi đèn đỏ nhanh hơn khi đã có một số máy chơi game được gắn vào các cột đèn giao thông, giúp người đi đường có thể giải trí chờ khi đèn giao thông trả về màu xanh.
Theo đó, máy chơi game gắn trên cột đèn, được cài trò chơi có tên gọi Pong, cho phép người đi đường có thể chơi trong khi chờ đèn đỏ. Một điểm đặc biệt là thời gian chơi chỉ ứng với thời gian đèn đỏ và khi đèn xanh sáng trở lại, bạn sẽ nhìn thấy số điểm mà bạn vừa chơi. Số điểm này cũng có thể để so sánh với các người chơi trước.
Tất nhiên, trò chơi chỉ dành cho người đi bộ và hiện mới chỉ xuất hiện tại Đức.
Video đang HOT
Phim: Đức: “giết thời gian” đợi đèn đỏ bằng chơi game (1 đoạn phim)
Theo Geekologie
Tìm hiểu về hệ máy chơi game đầu tiên trên thế giới
Magnavox Odyssey - Tìm hiểu về một huyền thoại
Với xu hướng phát triển hiện đại của công nghệ hiện nay cộng thêm với việc mở rộng quy mô của ngành công nghiệp game trên thế giới thì càng ngày con người càng phát minh ra những hệ máy chơi game đỉnh cao, sử dụng những kĩ thuật hiện đại. Nếu đi ngược lại dòng thời gian trở về 40 năm về trước, liệu rằng các bạn có biết ở thời kì đó, con người đã chơi game bằng công nghệ gì không ? Câu trả lời đó sẽ được giải thích ở trong bài viết này,vậy chúng ta hãy quay trở về thập niên 70 để cùng tìm hiểu về hệ máy chơi game đầu tiên trên thế giới nhé.
Hệ máy chơi game đầu tiên trên thế giới có tên gọi Magnavox Odysseyđược công bố lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1972 và phát hành chính thức ra thị trường vào tháng 8 năm đó. Đây là hệ máy chơi game thương mại đầu tiên trên thế giới do nhà thiết kế lừng danh Ralph Baer sáng chế, được biết ông đã bắt đầu công việc nghiên cứu của mình vào năm 1966. Và chỉ sau 2 năm, vào năm 1968, nhà thiết kế này đã cho thế giới chiêm ngưỡng hệ máy chơi game mô hình đầu tiên của mình có tên gọi Box Brown, nhưng về tính năng thì Box Brown còn quá thô sơ và chưa đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường lưu hành. Hiện tại sản phẩm này đang được trưng bày tại viện Smithsonian tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ.
Từ sự ra đời của hệ máy Box Brown, sau 4 năm, nhà thiết kế Ralph Baer đã một lần nữa cho thấy giới được tận mắt sở thị một phiên bản chơi game mới, một hệ máy hoàn chỉnh với tên gọi Magnavox Odyssey.
Về nguyên lý vận hành, Magnavox Odyssey là cha để của những hệ máy console sau này, khi sử dụng một giao diện điều khiển kĩ thuật số với màn hình đen trắng được đặt trên thân máy, kết cấu bên trong bao gồm một hệ thống vi mạch điện tử được thiết kế nhỏ gọn, kết nối với các thiết bị ngoại vi thông qua các cổng Video và Audio. Đặc biệt công nghệ của Magnavox Odyssey đã được Baer nghiên cứu với hệ thống hỗ trợ thiết bị ngoại vi tinh tế để có thể kết nối với các màn hình TV đen trắng thời bấy giờ. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh vẫn chưa được xử lý hoàn chỉnh, do vậy, vẫn có những âm thanh lạo xạo và tạp âm lẫn vào khi sử dụng. Và thời điểm đó, rất nhiều sản phẩm trò chơi điện tử đầu tiên đã ra đời sử dụng công nghệ của Baer và đã được đón nhận nồng nhiệt như Analogic Baseball ,Basketball,Cat & Mouse ,Fun Zoo ,Haunted House ,Interplanetary Voyage ,Invasion ....
Trải qua một quá trình nghiên cứu và thay đổi, đến nay sau 40 năm, con người đã lần lượt được chiêm ngưỡng và sử dụng những thiết bị và sản phẩm chơi game tân tiến nhất. Nhưng nếu khẳng định rằng ai là người đã có công phát minh ra hệ máy chơi game thương mại đầu tiên thì người đó là Ralph Baer, kĩ sư thiết kế nổi tiếng. Và để ghi danh những thành tích cảu Baer và kỉ niệm 40 năm ra đời hệ máy chơi game đầu tiên, Bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York nhận và đưa vào danh sách hệ máy chơi Magnavox Odyssey cùng 6 tựa game cổ điển vào bộ sưu tập những tác phẩm nghệ thuật đương đại. Các tựa game bao gồm Pong, Space Invaders, Asteroids, Tempest, Yar's Revenge và Minecraft. Bộ sưu tập các tác phẩm này sẽ được bảo tàng mang ra trưng bày theo định kỳ hàng năm ở danh mục "Kiến Trúc và Thiết Kế".
Ở các nước phát triển, nhất là ở Mỹ, video game thường được coi là một sản phẩm của nghệ thuật khi nó tập hợp rất nhiều mảng mang tính nghệ thuật vào một sản phẩm. Từ hình ảnh, tranh vẽ đến kịch bản, điện ảnh, thậm chí là công nghệ 3D và lập trình đều cho thấy sự đầu tư kỹ lưỡng như những tác phẩm nghệ thuật. Vì tất cả các tác phẩm này đều thể hiện sự phát triển nghệ thuật của con người qua một thời kì.
Theo VNE
Có bắt buộc đi đúng làn đường nếu rẽ? Khi đèn xanh, các phương tiện, cụ thể là môtô và xe gắn máy có bắt buộc đi đúng làn khi rẽ phải không? ảnh minh họa Các vị độc giả thạo Luật Giao thông đường bộ tư vấn giùm em với ạ. Ở đoạn đường Tôn Đức Thắng rẽ phải ra Nguyễn Thái Học (Hà Nội) được phép rẽ phải khi đèn...