Đức giảm mạnh phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga
Ngày 27/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết lượng khí đốt dự trữ của nước này đã tăng lên 46% từ mức khoảng 20% vào cuối mùa Đông và điều này đã giúp Berlin giảm mạnh sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức, ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn lời Bộ trưởng Habeck cho biết, trước cuộc xung đột tại Ukraine, Đức nhập khẩu mỗi năm khoảng 45 tỷ m3 khí đốt của Nga, song ở thời điểm hiện tại, lượng khí đốt tiếp nhận từ Nga đã giảm xuống chỉ còn khoảng từ 30-33 tỷ m3. Trong năm ngoái, Đức nhập khẩu tổng cộng 142 tỷ m3 khí đốt. Theo ông, Đức đã có những nỗ lực đáng kể như xây các trạm tiếp nhận khí hoá lỏng nhằm thay thế nguồn cung khí đốt của Nga với mục tiêu muộn nhất tới năm 2024, Đức có thể độc lập với nguồn khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Habeck cảnh báo không nên bỏ lỡ mục tiêu bảo vệ khí hậu bao trùm khi muốn nhanh chóng thoát khỏi nguồn năng lượng hoá thạch. Cụ thể, với mỗi KWh sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, cần phải tăng gấp đôi lượng điện sản xuất bằng nguồn năng lượng tái tạo. Với Đức, lượng điện sạch được tăng gấp 3 hoặc 4 lần. Ông cũng đánh giá cao kết quả đạt được tại Hội nghị các bộ trưởng khí hậu, môi trường và năng lượng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vừa đạt được, trong đó các nước lần đầu tiên cam kết loại bỏ than đá để sản xuất điện. Mặc dù không đưa ra thời điểm cụ thể, song hầu hết các nước G7 đều nhất trí sẽ chạm mục tiêu này vào những năm 2030.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu của tổ chức Hòa bình Xanh công bố ngày 26/5, các nước G7 có thể tiết kiệm được gần 20% lượng khí đốt tiêu thụ trong 3 năm tới mà không cần phải sử dụng năng lượng hạt nhân, sinh khối, than hoặc giảm quy mô sản xuất công nghiệp. Theo tổ chức này, việc tiết kiệm khí đốt cũng sẽ cho thấy rõ quyết tâm của G7 đối với việc khống chế mức tăng nhiệt của Trái Đất ở 1,5 độ C, dần tách khỏi nhiên liệu hoá thạch và hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo. Chuyên gia về khí hậu của tổ chức Hòa bình Xanh, bà Lisa Gldner, kêu gọi G7 ngừng nhập khẩu khí đốt, than và dầu của Nga càng sớm càng tốt và tới năm 2035 cần chuyển hoàn toàn sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo.
Nghiên cứu của DIW Econ thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Đức cho thấy các nước G7 có thể tiết kiệm mỗi năm khoảng 264 tỷ m3 khí, nhiều hơn lượng khí đốt mà Nga xuất khẩu hằng năm. Để làm được điều này, G7 cần tăng cường mở rộng hệ thống máy bơm nhiệt (biến đổi năng lượng nhiệt lưu trữ trong môi trường tự nhiên thành năng lượng nhiệt chất lượng cao), năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời, cũng như tiết kiệm năng lượng. Hiện một số quốc gia muốn “thoát” khỏi nguồn khí đốt của Nga chủ yếu thông qua các nguồn hóa thạch khác trong khi việc giảm tiêu thụ khí đốt cần thiết không được chú trọng.
Ba Lan chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga
Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ chấm dứt nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga mà không chờ hợp đồng hiện tại hết hạn vào cuối năm 2022.
Theo thỏa thuận có hiệu lực đến cuối năm 2022, Ba Lan có thể nhận tới 10 triệu mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga. Ba Lan quyết định không gia hạn thỏa thuận này.
Ba Lan nhập khẩu khoảng 50% khí đốt từ Nga. Ảnh minh họa: Getty Images
Bên cạnh Bulgaria và Phần Lan, Ba Lan cũng từ chối chấp nhận yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp do Nga đưa ra hồi cuối tháng 3.
"Sau 30 năm, có thể nói rằng mối quan hệ trong ngành công nghiệp khí đốt giữa Ba Lan và Nga đã không còn", Piotr Naimsky, đặc mệnh toàn quyền chính phủ Ba Lan về cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược, cho biết.
Vào tháng 3, Nga yêu cầu các quốc gia không thân thiện thanh toán khí đốt bằng đồng rúp nhằm đáp trả các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt Moscow về hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine.
Một số công ty năng lượng châu Âu đã tuân thủ yêu cầu thanh toán mới của Nga. Đầu tháng 5, Brussels đã ban hành hướng dẫn cập nhật về cách các doanh nghiệp EU có thể thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp mà không vi phạm các lệnh trừng phạt áp đặt đối với nước này.
Trước đó, vào cuối tháng 4, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đã dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan sau khi nước này từ chối "tối hậu thư" của Tổng thống Vladimir Putin là thanh toán bằng đồng rúp thay vì euro hoặc USD. Theo Gazprom, nguồn cung khí đốt sẽ không được nối lại cho đến khi Ba Lan tuân thủ các điều khoản mới. Việc chuyển khí đốt đến Bulgaria cũng bị tạm dừng với lý do tương tự.
Ba Lan nhập khẩu khoảng 50% khí đốt từ Nga để sưởi ấm và cung cấp điện cho vô số hộ gia đình, nhà máy.
Ba Lan tiêu thụ khoảng 20 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, khoảng một nửa trong số đó được cung cấp qua các đường ống từ Nga. Ba Lan tự sản xuất khoảng 3 tỷ mét khối và nhập khẩu hơn 6 tỷ mét khối LNG mỗi năm thông qua cảng ở biển Baltic. Phần lớn lượng LNG đến từ Mỹ và Na Uy.
Một nửa khách hàng mua khí đốt của Nga đồng ý thanh toán bằng đồng rúp Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank, tuân thủ các quy định thanh toán mới của Moskva. Ảnh: Getty Images "Theo thông tin của tôi, khoảng một nửa khách hàng đã mở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng...