Đức ghi nhận ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất kể từ giữa tháng 1
Số liệu từ các cơ quan y tế Đức tối 14/4 cho biết, trong 24 giờ qua, trên cả nước đã ghi nhận gần 25.800 ca nhiễm mới, con số lây nhiễm cao nhất trong ngày kể từ giữa tháng 1.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 12/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, số ca nhiễm mới trong ngày ghi nhận được lên tới 25.798 ca, mức cao nhất kể từ ngày 8/1, thời điểm ghi nhận có 26.388 ca nhiễm mới. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cũng tăng thêm 312 ca, lên 79.234 ca. Hiện trên cả nước đang có 257.282 ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), biến thể ở Anh hiện chiếm đa số các ca nhiễm mới ở Đức, cụ thể là chiếm tới gần 85% tổng số ca nhiễm mới.
Trước đó, giới chức Đức thông báo trong ngày 13/4 đã có 15/16 bang có tỷ lệ lây nhiễm vượt quá 100 trong 7 ngày/100.000 dân, trong đó có 3 bang có tỷ lệ vượt quá 200 là Sachsen, Sachsen-Anhalt và Thringen. Nếu theo dự thảo luật hãm phanh khẩn cấp mới, ngoại trừ bang Schleswig-Holstein, tất cả 15 bang còn lại đều phải “kéo phanh khẩn cấp”, cụ thể là phải phong tỏa nghiêm ngặt với các lệnh giới nghiệm và hạn chế tiếp xúc. Hiện dự luật sửa đổi Luật Phòng chống lây nhiễm đang được Quốc hội thảo luận và có thể được thông qua trong tuần tới.
Tuy nhiên, theo Thủ hiến bang Bayern Markus Sder, kế hoạch “phanh khẩn cấp” dự kiến được áp đặt với bất cứ quận/huyện/thành phố nào có tỷ lệ nhiễm mới trên 100 là chưa đủ để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 3 hiện nay. Ông Sder nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng rằng điều đó là đúng đắn. Nhưng chỉ với biện pháp đó sẽ không hiệu quả, chúng ta cần phải suy nghĩ thêm”. Ông kêu gọi thay đổi quy định về tiêm chủng, cần linh hoạt hơn và giảm quan liêu để tăng tốc độ tiêm chủng, đồng thời cảnh báo tình hình COVID-19 ở Đức vẫn còn rất khó khăn phía trước.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Stuttgart, miền Nam Đức ngày 24/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tình hình vaccine ở Đức, chuyên gia về y tế của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Karl Lauterbach kêu gọi Đức chuẩn bị sẵn sàng thủ tục phê duyệt khẩn cấp vaccine từ nhà sản xuất Curevac ở Tbingen. Theo ông, nếu Curevac hoạt động tốt như Biontech hoặc Moderna, thì loại vaccine này nên được phê duyệt và tiêm chủng càng sớm càng tốt. Ông nhấn mạnh, Đức không nên đợi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), bởi thường mất quá nhiều thời gian để được cơ quan này phê duyệt, như trường hợp vaccine BioNTech/Pfizer trước đây. Cũng giống như vaccine BioNTech/Pfizer, vaccine Curevac cũng được phát triển dựa trên công nghệ mRNA. Dự kiến, kết quả nghiên cứu giai đoạn 3 của vaccine này sẽ được công bố trong những tuần tới.
Trận hải chiến lớn nhất lịch sử quân sự năm 1916
Với 250 tàu, trong đó có 34 thiết giáp hạm, trận Jutland giữa Anh và Đức là hải chiến lớn nhất lịch sử quân sự xét về tổng lượng giãn nước.
Năm 1916, hải quân Anh và Đức đối đầu nhau trong trận hải chiến tại vùng Biển Bắc ngoài khơi bán đảo Jutland của Đan Mạch, với sự tham gia của 250 chiến hạm và gần 100.000 thủy thủ. Đây được coi là trận đánh bất phân thắng bại, dù hải quân Đức bị đối phương áp đảo về số tàu chiến và công nghệ.
Thế chiến I là thời kỳ đỉnh cao của thiết giáp hạm. Đây là loại tàu chiến thống trị đại dương, thể hiện sức mạnh của các cường quốc vào thời điểm khi máy bay hải quân và tàu sân bay chưa phổ biến. Hải quân Anh và Đức khi đó sở hữu những hạm đội mạnh nhất thế giới với nòng cốt là thiết giáp hạm kiểu dreadnought có lượng giãn nước 18.200 tấn, trang bị nhiều pháo cỡ lớn với tầm bắn xa.
Mô phỏng trận Jutland ngày 31/5/1916. Video: Smithsonian .
Tháng 5/1916, lực lượng Anh và Đức đều tìm cách giành chiến thắng vang dội trước đối phương. Thời điểm đó, Anh đang phong tỏa Đức và khiến đối phương chịu thiệt hại, nhưng không bên nào chiếm được quyền kiểm soát rõ ràng với Biển Bắc. Đế quốc Đức tìm cách tổ chức phục kích cách bờ biển Đan Mạch khoảng vài trăm km, nhưng Anh nắm được kế hoạch này và triển khai lực lượng đối phó.
Ngày 30/5/1916, hạm đội Anh gồm 151 tàu, trong đó có 28 thiết giáp hạm và 9 tuần dương hạm, lên đường sau khi nắm được vị trí và ý đồ của quân Đức. Ở bên kia chiến tuyến, Đức huy động 99 tàu, gồm 16 thiết giáp hạm và 5 tuần dương hạm.
Chiều 31/5, lực lượng trinh sát hai bên phát hiện nhau và bắt đầu giao tranh ác liệt. 5 tuần dương hạm bọc thép của Đức nã đạn vào 6 tàu Anh. Cả hai bên vừa bắn vừa di chuyển song song. Tuy nhiên, tàu chiến Anh mắc sai lầm lớn khi chần chừ khai hỏa khi có cơ hội và để cho phía Đức đánh theo chiến thuật của họ.
Nhóm tàu trinh sát Đức đánh chìm hai tuần dương hạm Anh, đồng thời dẫn dụ các tàu trinh sát Anh di chuyển về phía hạm đội chủ lực. Các tàu Anh kịp thời nhận ra sai lầm và quay ngược về phía bắc trong khi hứng chịu hỏa lực dữ dội từ lực lượng Đức.
Tàu HMS Queen Mary của Anh bị đánh chìm trong trận Jutland. Ảnh: Wikipedia .
Lúc này, phía Anh đã mất hàng nghìn thủy thủ và hai chiến hạm cỡ lớn nhưng vẫn nắm lợi thế. Tuần dương hạm Anh chạy về phía bắc không thể liên lạc với lực lượng chủ lực, nhưng vẫn lôi kéo được đối phương về địa điểm tập kết của hạm đội.
Dù không nhận được thông tin tình báo cần thiết để chuẩn bị, chỉ huy hạm đội Anh vẫn kịp ra lệnh cho các tàu lập đội hình thành vòng cung để tạo bẫy phục kích phía Đức. Hạm đội Đức lao thẳng vào chiếc bẫy này và hứng chịu hỏa lực nặng nề từ đội hình bán nguyệt của Anh, khiến nhiều tàu trúng đạn và bốc cháy.
Quân Đức sau đó tìm cách rút lui và tổ chức lại đội hình, nhưng quân Anh triển khai chiến thuật phá vây hình chữ T, trong đó tàu chiến Anh lập thành tuyến bắn với toàn bộ pháo chủ lực nhằm thẳng đội hình Đức, trong khi đối phương chỉ có vài khẩu pháo trước mũi có góc bắn trả.
Đội hình Anh vừa giữ vị thế ngăn quân Đức thoát vây, vừa có ưu thế tầm nhìn rõ do Mặt trời ở phía sau các tàu Đức.
Quân Đức chống trả quyết liệt khi rơi vào tình thế tuyệt vọng, gây thiệt hại nặng và khiến nhiều tàu Anh chìm trong buổi tối. Chỉ huy Đức cũng tìm ra cách cho đội hình vòng lại và trốn thoát về phía tây.
Lúc này, quân Đức cần di chuyển về phía đông và nam. Sau nỗ lực chuyển sang hướng đông thất bại vì hứng chịu hỏa lực dữ dội từ đối phương, hạm đội Đức phóng loạt ngư lôi lớn, buộc đội hình Anh đổi hướng và tạo khoảng trống cho tàu chiến Đức rút lui. Tuy nhiên, không quả ngư lôi nào trúng mục tiêu.
Quân Đức chiếm lợi thế khi màn đêm buông xuống, khi tàu chiến Anh mất lợi thế về tầm bắn và các tàu phóng lôi Đức có thể áp sát đối phương. Trong suốt đêm 31/5, hạm đội Đức cố gắng chiến đấu để mở đường thoát. Họ giành chiến thắng trong một số trận giao tranh nhỏ và cuối cùng phá được vòng vây vào ngày 1/6.
Tuần dương hạm SMS Seydlitz lết về cảng sau trận Jutland. Ảnh: Wikipedia .
Đức tuyên bố giành thắng lợi chiến thuật, khiến Anh hứng tổn thất nặng khi mất 14 tàu chiến, hơn 6.000 thủy thủ trong chưa đầy 24 giờ, đổi lại là 2.551 binh sĩ thiệt mạng và 11 tàu bị chìm. Tuy nhiên, Berlin phải trả giá về mặt chiến lược vì nhiều tàu chiến hư hại nghiêm trọng và phải sửa chữa trong nhiều tuần sau trận chiến, trong khi London vẫn duy trì được lực lượng phong tỏa trên biển.
Đức sau đó buộc phải chuyển sang tác chiến tàu ngầm để phá hoại tuyến tiếp tế của Anh dọc Đại Tây Dương. Dù vậy, ngay cả chiến lược này cũng thất bại sau khi Mỹ tham chiến cùng các công nghệ và trang bị săn ngầm mới.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 20/3: Thế giới trên 2,7 triệu ca tử vong; Nhiều nước quay lại tiêm vaccine AstraZeneca Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 483.999 trường hợp mắc COVID-19 và 9.200 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt mức 122,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,7 triệu người không qua khỏi. Tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Bremen, Đức ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu thống...