Đức gây sức ép để Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự kiềm chế tại Syria
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gây sức ép để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có phản ứng kiềm chế đối với việc Mỹ rút quân khỏi Syria.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Văn phòng của bà Merkel cho hay hai nhà lãnh đạo trên đã có cuộc điện đàm ngày 30/12, trong đó hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình chính trị do Liên hợp quốc dẫn đầu, trong các nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột tại Syria.
Trong một tuyên bố, phía Đức cho rằng tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đẩy lùi, song vẫn là mối “nguy hiểm đáng kể.”
Video đang HOT
Tuyên bố cũng cho biết thêm trong cuộc điện đàm, bà Merkel đã bày tỏ hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phản ứng kiềm chế và có trách nhiệm đối với tuyên bố của Mỹ rút quân khỏi Syria.
Hôm 29/12, các bộ trưởng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí duy trì hợp tác tại miền Bắc Syria, trong bối cảnh quân đội Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa khởi động một chiến dịch quân sự nhằm vào các lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn./.
Theo VietNam
Rời khỏi Syria, Mỹ để lại "quà vàng" cho người Kurd?
Các tướng lĩnh Mỹ phụ trách lên kế hoạch rút quân khỏi Syria đang tính tới chuyện cho phép Lực lượng Dân quân người Kurd (YPG) giữ lại vũ khí do Mỹ cung cấp để chiến đấu với các phần tử khủng bố IS.
Một chiến binh thuộc YPG. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên, dự tính này là một phần cuộc thảo luận về kế hoạch rút binh sĩ Mỹ ra khỏi Syria. Hiện vẫn chưa rõ Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đề xuất dự tính này lên Nhà Trắng hay không.
Được biết, theo dự tính, Mỹ sẽ cho người Kurd tiếp tục sở hữu, sử dụng các vũ khí như tên lửa chống tăng, phương tiện bọc thép, pháo cối. Đây sẽ là động thái cho thấy Washington không hề bỏ rơi đồng minh người Kurd.
Ba quan chức nói trên cho biết, quá trình thảo luận mới chỉ bắt đầu ở nội bộ Lầu Năm Góc và chưa quyết định nào được đưa ra. Kết quả cuối cùng sẽ chỉ được xác định sau khi kế hoạch rút quân được chính Tổng thống Donald Trump phê duyệt, chỉnh sửa.
"Việc lên kế hoạch vẫn đang được thực hiện, mọi thứ sẽ được tập trung vào công tác đảm bảo việc rút quân được kiểm soát tốt nhất, an toàn nhất", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Hải quân Sean Robertson cho rằng sẽ là "không phù hợp" và quá sớm để bình luận về số vũ khí Mỹ để lại cho người Kurd.
Về phía mình, Nhà Trắng không bình luận gì về thông tin của Reuters.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên khác nói với Reuters, Nhà Trắng và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ phản đối việc cho phép YPG giữ các vũ khí do Mỹ cung cấp. Lý do là việc này "đi ngược lại với chính sách rút ra khỏi Syria của ông Trump".
Theo SCMP, bắt đầu từ tháng 5.2017, quân đội Mỹ đã cung cấp vũ khí và các trang thiết bị khác cho YPG để phục vụ chiến dịch tiến công Raqqa - thành trì chủ chốt, đồng thời cũng là nơi khai sinh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo Danviet
Thêm lợi thế cho Nga ở Syria Người Kurd ở Syria đã liên minh với Mỹ để chiến đấu với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria, họ đã quay sang cầu cứu Chính phủ Syria và Nga để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều nước láng giềng cũng đang từ bỏ...