Đức, EU quyết tung quân bài “rắn” chống lại Nga vì Ukraine
Đức tuyên bố sẽ ủng hộ việc gia hạn các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) chống lại Nga tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo EU.
Đức đã thẳng thừng tuyên bố sẽ ủng hộ việc gia hạn các lệnh trừng phạt của EU chống lại Nga vì sự cố tại eo biển Kerch
Theo RT, đó là tuyên bố của Thủ tướng Angela Merkel nói với các nhà lập pháp Đức hôm 12.12.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ nói thẳng ra. Chúng tôi sẽ kêu gọi cho việc gia hạn các lệnh trừng phạt (Nga)”, bà Merkel nhấn mạnh khi bình luận về căng thẳng giữa Nga và Ukraine xung quanh sự cố ở kênh đào Kerch.
“Chúng tôi sẽ không chấp nhận các yêu sách của Nga liên quan đến Biển Azov”, nhà lãnh đạo Đức nói trong một tuyên bố được cho là sẽ khiến Ukraine “nức lòng”.
Trước đó, Đại sứ Đức tại Ukraine, Ernst Wolfgang Reichel, cho rằng việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến sự cố eo biển Kerch sẽ phản tác dụng. EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow liên quan đến các sự kiện ở Ukraine và Crimea năm 2014.
Sự cố ở eo biển Kerch hôm 25.11 khiến quan hệ giữa Nga và Ukraine leo thang đỉnh điểm như hồi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Theo đó, sau khi Nga nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến và 24 thủy thủ Ukraine vi phạm lãnh hải nước này, chính quyền Kiev đã ban hành thiết quân luật, sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Moscow đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của NATO và các đồng minh phương Tây.
Theo Danviet
Đề xuất Đức - Pháp làm trung gian hòa giải xung đột giữa Nga và Ukraine
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 26/11 đã đề xuất Berlin và Paris đứng ra làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột hiện nay giữa Moskva và Kiev sau khi xảy ra vụ đối đầu tại Eo biển Kerch, khu vực ngăn cách vùng biển này và biển Azov.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 14/9/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong chuyến thăm Madrid (Tây Ban Nha), ông Maas khẳng định Đức và Pháp cần cùng nỗ lực và nếu cần có thể làm trung gian hòa giải nhằm tránh nguy cơ xung đột có thể biến thành khủng hoảng nghiêm trọng. Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Đức đưa ra trong bối cảnh cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao của 4 nước trên dự kiến diễn ra trong ngày 26/11. Cuộc gặp này vốn được lên kế hoạch trước khi xảy ra vụ đối đầu giữa Moskva và Ukraine. Theo ông Maas, đây sẽ là cơ hội đầu tiên để tất cả các bên trong cuộc xung đột có thể ngồi lại cùng nhau.
Mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục bị đẩy lên một nấc thang mới sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine với cáo buộc các tàu này xâm phạm lãnh hải Nga ngày 25/11. Moskva và Kiev đã đưa ra những thông báo trái chiều về vụ việc.
Phía Hải quân Ukraine cho rằng Nga đã cho tàu chặn đường qua eo biển Kerch, không để 2 tàu chiến loại nhỏ cùng một tàu kéo Ukraine đang từ Biển Đen đi qua eo biển Kerch để vào Biển Azov. Với sự yểm trợ của máy bay quân sự, tàu cảnh giới của Nga đã đâm vào tàu kéo Ukraine, nổ súng và giữ cả 3 con tàu. Ukraine gọi đây là "hành động có chủ định" của phía Nga.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống nước này Petro Poroshenko đã đề nghị quốc hội thông qua việc áp dụng tình trạng thiết quân luật trên cả nước trong vòng 30 ngày, từ 9h sáng 28/11 (theo giờ địa phương). Tuy nhiên, sắc lệnh trên sẽ không bao gồm việc hạn chế các quyền công dân hoặc hoãn cuộc bầu cử, dự kiến diễn ra vào năm tới. Trước đó, hội đồng an ninh tổng thống lên kế hoạch áp dụng tình trạng thiết quân luật trong 60 ngày trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 26/11 đến ngày 25/1/2019.
Về phần mình, Nga cáo buộc Ukraine không thông báo trước về việc 3 con tàu qua eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của phía Nga nhằm kích động căng thẳng, buộc Moskva phải dùng tới vũ lực để ngăn chặn quân đội Ukraine xâm phạm bất hợp pháp vùng biển Nga. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) nêu rõ 3 con tàu của Ukraine đã không phản hồi những yêu cầu hợp pháp của giới chức Nga, xâm phạm biên giới Nga để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp trong vùng lãnh hải Nga. Phía Nga đánh giá đây là hành động khiêu khích. Moskva đã triệu đại biện lâm thời Ukraine tại Nga để khiếu nại về vụ việc trên, sau khi đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp.
Phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Pyotr Tolstoy cảnh báo giới chức Ukraine đang khơi mào cho một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn, đồng thời tuyên bố Moskva sẽ không cho phép để xảy ra những hành động khiêu khích quân sự trong lãnh hải của mình. Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc nước này bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine là động thái tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Nga và quốc tế.
Theo Ngọc Hà (TTXVN)
Nga bị nghi đưa tàu ngầm "Hố đen" đến eo biển Kerch giữa lúc căng thẳng với Ukraine Mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh cho thấy tàu ngầm Nga dường như đã rời cảng Sevastopol ở Biển Đen, hướng về eo biển Kerch không lâu sau khi Moscow bắt giữ tàu hải quân và các thủy thủ Ukraine. Tàu ngầm Nga được cho là rời cảng Sevastopol hôm 30/11. (Ảnh: Twitter) Hãng tin Daily Star ngày 6/12 dẫn các...