Đức đưa tất cả các vùng của Tây Ban Nha vào ‘danh sách đỏ’
Đức đã đưa tất cả các vùng của Tây Ban Nha vào danh sách các nước và khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19, theo đó tất cả hành khách nhập cảnh và công dân Đức trở về từ nước này phải trình chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Duesseldorf, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Đức cho biết quyết định trên có hiệu lực từ ngày 11/7, áp dụng với cả các quần đảo Balearic và Canary nổi tiếng của Tây Ban Nha.
Tỷ lệ mắc COVID-19 của Tây Ban Nha đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một tuần do biến thể Delta lây lan nhanh ở những người trẻ tuổi chưa được tiêm phòng. Trước đó, chỉ một số vùng của Tây Ban Nha bị đưa vào “danh sách đỏ” của Đức.
Video đang HOT
Tuần trước, Bộ trưởng Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto khẳng định nước này là điểm đến an toàn cho khách du lịch nhờ tiến bộ đạt được trong chương trình tiêm chủng và số trường hợp nhập viện điều trị COVID-19 đang được kiểm soát. Tuyên bố này được đưa ra sau khi có thông tin Đức sẽ bổ sung Tây Ban Nha vào danh sách các nước và khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19, trong khi Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune khuyến cáo công dân không nên lựa chọn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha làm điểm đến du lịch hè.
Trước đó, ngày 26/6, Hà Lan đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phong tỏa khi số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm và có khoảng 2/3 dân số đã tiêm ít nhất một mũi vaccine. Tuy nhiên, với việc các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm được mở cửa trở lại, số ca mắc mới trên ca nước đã tăng gấp 2 lần lên 8.000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 6/7.
Trong ngày 8/7, các cơ quan y tế Hà Lan thông báo có 5.400 ca mắc mới trong 24 giờ trước đó, đa phần là người trẻ tuổi. Thực tế này buộc cơ quan chức năng Hà Lan nhanh chóng tái áp đặt các biện pháp phòng dịch trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh do biến thể Delta.
Nghị viện châu Âu thông qua chứng chỉ xanh kỹ thuật số
Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức thông qua chứng chỉ xanh kỹ thuật số về COVID-19 của châu Âu, một tài liệu ở dạng giấy hoặc kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại khắp EU và khu vực Schengen từ mùa Hè này.
Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở sân bay Brussels, Duesseldorf, miền tây nước Đức, ngày 26/3/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/6, EP cho biết, tại phiên họp toàn thể ở Strasbourg, việc áp dụng chứng chỉ xanh kỹ thuật số liên quan đến công dân châu Âu đã nhận được 546 phiếu ủng hộ, 93 phiếu chống và 51 phiếu trắng. Các văn bản này phải được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua, trước khi có hiệu lực vào ngày 1/7.
Chứng chỉ gồm 3 nội dung là chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc chứng minh có miễn dịch sau khi đã mắc COVID-19, cho thấy người sở hữu chứng chỉ này không làm lây lan dịch bệnh. Có tên chính thức là "Chứng chỉ COVID kỹ thuật số của Liên minh châu Âu" sau khi được gọi là "chứng chỉ xanh", văn bản này do một quốc gia thành viên cấp và phải được các quốc gia khác chấp nhận làm bằng chứng hợp lệ. Văn bản này được cấp miễn phí dưới dạng giấy hoặc điện tử.
Trên thực tế, đây là ba chứng chỉ khác nhau, có thể được tích hợp vào một văn bản cho cùng một người bao gồm chứng chỉ "tiêm chủng", chứng chỉ "xét nghiệm" hoặc chứng chỉ "bình phục". Các dữ liệu thể hiện danh tính của người sở hữu, chi tiết vaccine được sử dụng (vaccine gì, bao nhiêu liều), loại xét nghiệm (PCR, kháng nguyên nhanh), kết quả và ngày thực hiện.
Theo các quy định thì đây không phải là một giấy thông hành. Mục đích là làm bằng chứng về tiêm chủng hoặc sàng lọc được cấp ở các quốc gia thành viên và có thể tương tác và đồng nhất với nhau. Người nhập cảnh có chứng chỉ này sẽ không phải trải qua thời gian cách ly hay xét nghiệm khi tới một quốc gia thành viên EU khác.
Đối với những người đã bình phục, trước mắt, việc công nhận chỉ có thể có hiệu lực từ ngày thứ 11 sau khi xét nghiệm dương tính đầu tiên bằng phương pháp PCR. Sau này, tùy thuộc vào các bằng chứng khoa học, Ủy ban châu Âu sẽ bổ sung việc công nhận các xét nghiệm kháng thể hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong phạm vi của chứng chỉ "bình phục".
Cho đến nay, hơn 1 triệu người ở châu Âu đã nhận được "Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU". Chín quốc gia EU đã phát hành chứng nhận này, trong đó bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Đức, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Litva và Ba Lan.
Đức yêu cầu người đến từ Anh phải cách ly 2 tuần Viện Robert Koch của Đức ngày 21/5 đã đưa Anh vào danh sách khu vực bùng phát biến thể, theo đó yêu cầu những người đến từ Anh phải cách ly trong vòng 2 tuần sau khi nhập cảnh. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Ấn...