Đức: Đưa quy định bắt buộc nhân viên y tế tiêm ngừa COVID-19 vào Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp CHLB Đức ngày 19/5 đã phán quyết rằng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 là bắt buộc đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, và điều này được quy định trong Hiến pháp Đức.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác bỏ các khiếu nại đối với quy định tiêm chủng bắt buộc, khẳng định rằng việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương được đặt lên hàng đầu. Phán quyết của tòa án nêu rõ các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện, nhà dưỡng lão cũng như các phòng khám, dịch vụ cấp cứu, trung tâm phẫu thuật và cơ sở cho người khuyết tật đều phải thực hiện quy định này.
Tòa án thừa nhận rằng với luật vừa được chính thức ban hành, những người làm việc trong các lĩnh vực y tế hoặc chăm sóc sức khỏe mà không muốn tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ phải tự giải quyết vấn đề bằng cách đổi việc làm hoặc nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên y tế hoặc chăm sóc sức khỏe là biện pháp duy nhất để bảo vệ người cao tuổi và người bệnh, nhóm có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 và có nhiều khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach đã hoan nghênh phán quyết trên của Tòa án Hiến pháp và cảm ơn các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng trên toàn quốc. Ông khẳng định: “Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương”.
Trên thực tế, từ giữa tháng 3 vừa qua, các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe ở Đức đều phải chứng minh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc chứng nhận mới khỏi bệnh, nếu không muốn đối mặt với hình thức phạt tiền, thậm chí cấm làm việc.
Đức hoãn mục tiêu tiêm chủng 80% tới cuối tháng 1/2022
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn truyền thông nước này ngày 26/12 cho biết Chính phủ Đức đã quyết định hoãn mục tiêu tiêm chủng vaccine COVID-19 tới cuối tháng 1/2022.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, chính phủ mới của Đức đặt mục tiêu đến ngày 7/1/2022 sẽ tiêm chủng cho 80% dân số. Tuy nhiên, tính đến ngày 26/12, mới có khoảng 61,4 triệu người được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine COVID-19, đạt 73,8% dân số; trong đó 70,8% được tiêm chủng đầy đủ, 35,9% đã được tiêm mũi vaccine tăng cường. Để đạt mục tiêu tiêm chủng 80% dân số, nước này cần hoàn thành việc tiêm mũi vaccine đầu tiên cho khoảng 5 triệu người nữa. Chính phủ Đức cho biết mục tiêu này khó có thể đạt được vào đầu tháng 1/2022 theo kế hoạch ban đầu.
Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, Chính phủ Đức đang tiếp tục thúc đẩy quy định tiêm chủng bắt buộc đối với toàn bộ người dân. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề tranh cãi gay gắt. Theo chương trình nghị sự của Quốc hội liên bang Đức, quy định tiêm chủng bắt buộc sẽ được thảo luận tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội trong năm 2022.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), trong 24 giờ qua tính tới sáng 26/12 (giờ địa phương), RKI đã ghi nhận 10.100 ca mới và 88 ca tử vong. Tỷ lệ số ca nhiễm mới trong 7 ngày qua là 220,7 (tính trên 100. 000 dân). Tỷ lệ nhập viện trong 7 ngày qua là 4,55 (tính trên 100.000 dân). Tính từ khi đại dịch bùng phát, Đức đã ghi nhận gần 7 triệu người mắc COVID-19, trong đó 110.364 người không qua khỏi.
Xung đột Ukraine khiến Đức 'xoay 180 độ' về đối ngoại và quốc phòng Trong thời hạn 30 phút, Thủ tướng Olaf Scholz đã đảo ngược chính sách đối ngoại và quốc phòng vốn được Đức theo đuổi và áp dụng trong nhiều thập kỉ qua, tờ Financial Times ngày 28/2 bình luận. Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 27/2. Ảnh: Getty Images Phát biểu trước Quốc hội Đức trong phiên họp...