Đức đồng lòng với Pháp trong việc thành lập quân đội châu Âu
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ủng hộ ý tưởng xây dựng một quân đội thực sự của châu Âu.
Trong bài phát biểu dài 20 phút trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg ngày 13/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, “thời đại mà các nước có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của nước khác mà không đặt ra vấn đề gì” đã kết thúc, và vì thế, đã đến lúc châu Âu cần thành lập quân đội của riêng mình.
Đức đồng lòng với Pháp trong việc thành lập quân đội châu Âu. Ảnh: EFE
“Chúng ta đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng vài năm qua. Đó là điều tốt và đa số chúng ta ở đây đều ủng hộ. Nhưng, dựa trên những diễn biến của vài năm qua, tôi cho rằng chúng ta nên làm việc với nhau để xây dựng một tầm nhìn về việc một ngày nào đó, cần phải có một quân đội thực sự của châu Âu”, nữ Thủ tướng Đức nói.
Theo bà Merkel, việc thành lập quân đội châu Âu sẽ là sự bổ trợ cho NATO chứ không phải là để đe dọa sự tồn tại của Liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Về lộ trình cụ thể, Thủ tướng Đức đưa ra đề xuất lập một Hội đồng an ninh châu Âu hoạt động với cơ chế Chủ tịch luân phiên, đồng thời xây dựng một chiến lược xuất khẩu vũ khí chung cho toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu.
Video đang HOT
Các phát biểu này của bà Angela Merkel là phát ngôn mới nhất của một lãnh đạo cấp cao châu Âu liên quan đến chủ đề thành lập quân đội châu Âu. Tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã làm sống dậy chủ đề này khi cho rằng “châu Âu cần có quân đội riêng để tự bảo vệ mình trước Nga, Trung Quốc và Mỹ”.
Ngay sau khi trở về sau buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất tại Paris, trong ngày 13/11 ông Trump đã tiếp tục công kích gay gắt ông Macron và nước Pháp trên Twitter khi cho ông Macron đang có uy tín thấp kỷ lục, nước Pháp thì phải hứng chịu tỷ lệ thất nghiệp cao, đồng thời yêu cầu phải chi nhiều hơn cho NATO.Tuyên bố của ông Macron đã gây ra sóng gió trong quan hệ Pháp-Mỹ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích ý định này và cho rằng điều này xúc phạm đến Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump cũng chỉ trích chính sách hải quan của Pháp đã ngăn cản rượu vang của Mỹ xâm nhập vào thị trường Pháp.
Theo VOV
Tổng thống Putin nói gì trước đề xuất thành lập quân đội riêng châu Âu của Pháp?
Tống thống Putin cho rằng, đề xuất thành lập một lực lượng quân đội châu Âu riêng biệt của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron mang đến tín hiệu tích cực cho thế giới đa cực.
"Châu Âu là một liên minh kinh tế mạnh mẽ, việc họ muốn độc lập và tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là điều hoàn toàn tự nhiên", nhà lãnh đạo Nga nói trong cuộc phỏng vấn với RT hôm 10/11 khi tới Paris, Pháp tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I.
Ông cũng tin rằng việc thành lập lực lượng quân đội riêng của châu Âu là một tiến trình tích cực giúp củng cố thế giới đa cực.
Tổng thống Puitn trả lời phỏng vấn của RT. (Ảnh: RT)
Nói về mối quan hệ giữa Nga với NATO và Washington, ông Putin khẳng định Matxcơva luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng quyết định nằm trong tay Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga cùng với đó hy vọng các cuộc đàm phán về Hiệp ước các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Washington có thể sớm được phục hồi.
Ông nói thêm rằng Nga gần đây đã tránh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần biên giới NATO để giảm bớt căng thẳng, nhấn mạnh Nga "không có vấn đề gì" với các cuộc tập trận của NATO.
Hôm 6/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập tới ý tưởng thành lập lực lượng quân đội riêng của châu Âu, khẳng định đây là điều cần thiết cho lục địa già.
"Chúng ta sẽ không bảo vệ được người dân châu Âu nếu chúng ta không có một đội quân thực sự. Nga đang ở gần biên giới chúng ta và cho thấy họ luôn là một mối đe dọa. Chúng ta phải có một đội quân có thể tự bảo vệ mình thay vì chỉ dựa vào Mỹ", nhà lãnh đạo Pháp nói trong cuộc phỏng vấn với đài Europe 1.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron cũng chỉ trích Tổng thống Trump vì đã quyết định rút khỏi INF. Ông cho rằng bước đi này sẽ gây ra những hậu quả nhất định đối với châu Âu.
"Chúng tôi phải bảo vệ chính mình trước Nga, Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ", nhà lãnh đạo Pháp cho hay.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump sau đó gọi ý tưởng này là sự xúc phạm, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên trả phần đóng góp công bằng cho NATO, vốn đã được Mỹ trợ cấp rất nhiều.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp sau đó đã cố gắng dung hòa những khác biệt khi cùng đồng ý rằng sức mạnh của châu Âu cần được củng cố.
Mặc dù vậy Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh Mỹ muốn giúp châu Âu nhưng phải công bằng, vì hiện tại Washington đang chịu phần lớn chi phí để duy trì hoạt động của NATO.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
EU với tham vọng củng cố vị thế toàn cầu Xây dựng một tầm nhìn toàn cầu nhằm củng cố vị thế của châu Âu trên trường quốc tế - đó là mục tiêu đầy tham vọng được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đưa ra trong Thông điệp liên minh tại Nghị viện châu Âu (EP) ngày 12/9. Đây là thông điệp lần thứ 4 và cũng là lần...