Đức đối mặt với tình trạng thảm họa y tế vì dịch COVID-19
Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 4 đang gây nhiều khó khăn cho hệ thống y tế Đức. Hiệp hội các bệnh viện nước này cảnh báo tình hình rất nghiêm trọng và có thể dẫn tới tình trạng thảm họa về y tế.
Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Freising, gần Munich, Đức ngày 16/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện Đức, ông Gerald Ga, trên đài phát thanh Đức (Deutschlandfunk) ngày 29/11 cho biết hệ thống y tế đang hoạt động hết công suất và vẫn phải đối mặt với những tình huống tồi tệ hơn.
Theo ông Gerald Ga, do số người nhập viện vì COVID-19 ngày càng nhiều, số bệnh nhân đang được chăm sóc tại các giường bệnh đặc biệt sẽ được chuyển đến các giường bình thường sớm hơn thường lệ. Các bệnh viện giờ đây “không còn có thể cung cấp cho tất cả các bệnh nhân phương pháp điều trị tốt nhất có thể”, thậm chí các ca phẫu thuật đã được lên kế hoạch có thể sẽ bị hoãn lại.
Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện Đức cảnh báo rất nhiều người mắc COVID-19 trong 10 ngày qua sẽ nhập viện trong khoảng 10-12 ngày tới. Theo đó, trong 10 ngày tới sẽ có thêm hàng nghìn người nhập viện và cần các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ông cho rằng điều này hiện không thể ngăn chặn và Đức đang tiến dần tới một thảm họa y tế.
Do đó, ông Gerald Ga đề nghị triển khai ngay lập tức các biện pháp chống dịch khẩn cấp để phá vỡ xu hướng gia tăng nhanh chóng số ca mắc mới hiện tại. Ông cho rằng điều này chỉ có thể đạt được thông qua một đợt phong tỏa rộng rãi, không chỉ đối với những người chưa tiêm chủng mà còn với cả những người đã tiêm.
Trước đó, nhiều chính trị gia hàng đầu của Đức cũng kêu gọi áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục tăng cao và những lo ngại sau sự xuất hiện của biến thể mới Omicron.
Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện Đức cũng cho biết việc điều chuyển bệnh nhân từ các điểm nóng sang điều trị tại các địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài, sẽ tiếp tục được thực hiện trong những tuần tới.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI) sáng 29/11, nước Đức ghi nhận 29.364 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn do hoạt động xét nghiệm bị hạn chế trong hai ngày cuối tuần. Tỷ lệ mắc mới trong 7 ngày qua là 452,4 ca trên 100.000 dân. Tính từ đầu dịch, số ca tử vong vì COVID-19 ở Đức là 100.956 ca, tăng 73 ca so với một ngày trước đó.
Nam Phi có thể ghi nhận đến 10.000 ca Covid-19/ngày vì biến thể Omicron
Một nhà dịch tễ học hàng đầu Nam Phi ngày 29.11 cảnh báo biến thể Omicron có thể khiến các ca bệnh hằng ngày tại Nam Phi tăng gấp ba lần trong tuần này.
Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở Sân bay Quốc tế OR Tambo, Johannesburg, Nam Phi vào ngày 27.11 sau khi một loạt quốc gia cấm các chuyến bay từ nước này để ngăn biến thể Omicron. Ảnh AFP
AFP đưa tin chuyên gia dịch tễ Nam Phi Salim Abdool Karim trong cuộc họp báo trực tuyến của Bộ Y tế Nam Phi ngày 29.11 cảnh báo số ca mắc Covid-19 tại nước này sẽ tăng lên nhanh chóng. Ông Karim cũng dự đoán khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron cao hơn so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu.
"Số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Nam Phi có thể vượt mức 10.000 vào cuối tuần này và chúng ta sẽ thấy các bệnh viện phải chịu áp lực trong vòng hai, ba tuần tới", ông Karim phát biểu.
Giới chức y tế Nam Phi ngày 28.11 báo cáo hơn 2.800 ca mắc Covid-19, tăng đáng kể từ mức trung bình 500 ca mỗi ngày trong tuần trước và 275 ca trong tuần trước đó.
Các nhà khoa học Nam Phi cho rằng biến thể Omicron là nguyên nhân các ca nhiễm ở nước này tăng lên nhanh chóng. Số người nhập viện đã tăng hơn gấp đôi trong tháng qua ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất Nam Phi và là tâm của đợt lây nhiễm mới.
Bác sĩ nói người trẻ tuổi nhiễm biến thể Covid-19 Omicron có triệu chứng "bất thường nhưng nhẹ"
Giới chức y tế cho biết tỉnh Gauteng đã bước vào đợt lây nhiễm thứ tư. Làn sóng lây nhiễm này dự kiến lan sang phần còn lại của Nam Phi vào cuối năm nay.
Tuy vậy, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla trấn an rằng người dân nước này không cần phải hoảng sợ. Ông Phaahla cũng chỉ ra rằng Nam Phi từng có kinh nghiệm đối phó với biến thể Beta, được phát hiện ở nước này vào tháng 12.2020.
Tính đến ngày 29.11, Nam Phi đã ghi nhận 2,9 triệu ca mắc Covid-19 và 89.797 trường hợp tử vong. Tuy là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất châu Phi, các số liệu về đại dịch của Nam Phi vẫn thấp hơn các nước khác có cùng quy mô dân số, đặc biệt là ở châu Âu.
Nhiều nước hoãn mở cửa, hoãn nới lỏng vì biến thể Omicron Úc ngừng kế hoạch mở cửa trong tuần này vì Omicron, Hàn Quốc cũng dừng nới lỏng các biện pháp chống dịch, còn Thái Lan cân nhắc lại việc thay xét nghiệm PCR bằng xét nghiệm nhanh với khách du lịch hàng không. Hành khách tại sân bay Sydney, Úc, ngày 29-11 - Ảnh: REUTERS Ngày 29-11, Hãng tin AFP dẫn lời Thủ...