Đức đối mặt với tình trạng nghèo đói
Là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, nhưng Đức đang rơi vào cuộc khủng hoảng khá trầm trọng, lạm phát phi mã, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng.
Những dấu hiệu của sự gia tăng nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo tại nền kinh tế đầu tàu này đang ngày càng trở nên rõ rệt.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Parittische Wohlfahrtsverband, tổ chức bảo trợ cho các quỹ phúc lợi xã hội của Đức, hiện có khoảng 13,8 triệu người Đức sống trong cảnh nghèo đói hoặc có nguy cơ trượt xuống dưới mức nghèo đói. Chính phủ Đức cũng bày tỏ lo ngại về khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Nghèo đói trong bối cảnh này không có nghĩa là hàng triệu người ở Đức có nguy cơ chết đói hoặc chết cóng mà là tình trạng khó khăn, được đo bằng điều kiện sống trung bình của xã hội. Năm 2021, Đức bị xếp thứ 20 trong bảng các quốc gia giàu trên thế giới, tính bình quân GDP đầu người với 50.700 USD/người/năm ở Đức, so với mức 136.700 USD/người/năm ở Luxembourg, quốc gia giàu nhất thế giới.
Ở châu Âu, mặc dù tương đối ít người sống trong tình trạng nghèo tuyệt đối, nhưng hàng triệu người bị ảnh hưởng do tình trạng nghèo đói so với mức trung bình của cả nước. Điều này có nghĩa là họ phải sống rất hạn chế về vật chất, và chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu bằng cách hạn chế lối sống của mình.
Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), một người bị coi là có nguy cơ nghèo nếu thu nhập của họ dưới 60% mức trung bình thu nhập ở quốc gia mình. Nếu dưới 50% được coi là nghèo cùng cực. Đối với Đức, điều này có nghĩa là những người độc thân có thu nhập ròng dưới 1.148 euro/tháng (1.114,7 USD/tháng) được coi là dưới mức nghèo khổ. Đối với các bậc cha mẹ đơn thân có một con, con số này là 1.492 euro và đối với một hộ gia đình có đủ cha mẹ và hai con là 2.410 euro.
Người hưởng lương hưu, người già đang gặp khó khăn
Khi lạm phát tăng vọt ở Đức, ngày càng nhiều người sẽ thấy mình không thể đủ sống nếu không được hỗ trợ. Với nhiều người, việc mua đồ ăn hàng ngày như bánh mỳ, sữa, trái cây và rau quả… đang trở nên khó khăn hơn bởi những nhu yếu phẩm này tăng giá ít nhất 12% so với một năm trước. Nếu năm 2020, khoảng 1,1 triệu người sử dụng “ngân hàng thực phẩm”, con số này hiện đã lên gần 2 triệu người.
Nghèo đói cũng đang gia tăng ở người cao tuổi. Ngay cả sau nhiều thập kỷ làm việc, lương hưu hàng tháng cũng không đủ để trang trải mọi chi phí. Theo một nghiên cứu mới của Bertelsmann Foundation, tình trạng nghèo đói tuổi già dự đoán có thể ảnh hưởng đến 20% người Đức vào năm 2036.
Người lao động nghèo
Ở Đức, số người không thể sống bằng thu nhập của mình ngay cả khi mức lương tối thiểu đã tăng gần đây. Với 12 euro/giờ, một người độc thân không có con làm việc 40 giờ một tuần sẽ nhận được thu nhập ròng khoảng 1.480 euro/tháng. Mặc dù mức này trên danh nghĩa là cao hơn mức nghèo khổ, nhưng do lạm phát quá cao nên mức lương này vẫn rất khó để chi trả cuộc sống.
Chính phủ Đức có kế hoạch chi 200 tỷ euro để giảm bớt tác động của giá năng lượng cao. Tuy nhiên, con số này sẽ không đủ để bù đắp cho các chi phí bổ sung. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, cuộc sống ở Đức sẽ vẫn đắt đỏ trong tương lai gần, và những người không có tài chính và tiết kiệm ít sẽ là những đối tượng cảm nhận rõ nhất.
Indonesia thúc đẩy vai trò trung gian trong giải quyết xung đột Nga - Ukraine
Ngày 29/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bắt đầu chuyến thăm Ukraine nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và tìm biện pháp xuất khẩu ngũ cốc của hai quốc gia này ra thị trường thế giới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại cuộc họp ở Bogor, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, trong chuyến thăm này, Tổng thống Widodo sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước khi đến Nga để hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Widodo hiện là Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và là một trong số 6 nhà lãnh đạo thế giới thuộc Nhóm Ứng phó với khủng hoảng toàn cầu (GCRG) do Liên hợp quốc (LHQ) thành lập để giải quyết tình trạng nghèo đói do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra. Theo nhà lãnh đạo này, ông đang nỗ lực để giải quyết vấn đề tăng giá lương thực và giá nhiên liệu trên thế giới cũng như cuộc xung đột Nga - Ukraine vốn gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực và nhiên liệu tại nhiều quốc gia.
Chuyến thăm nói trên diễn ra sau khi Tổng thống Indonesia dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Đức từ ngày 26-28/6 vừa qua với nhiều cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước khác bên lề sự kiện. Trước đó, phát biểu với báo giới ngày 22/6, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, Tổng thống Widodo có kế hoạch thăm cả Ukraine lẫn Nga, lần lượt hội đàm với người đồng cấp Ukraine Zelensky và người đồng cấp Nga Putin. Theo bà Marsudi, Tổng thống Widodo quan ngại về cuộc khủng hoảng nhân đạo và đang nỗ lực nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực do xung đột Nga - Ukraine gây ra. Bà nhấn mạnh nhà lãnh đạo Indonesia cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy tinh thần hòa bình trong chuyến thăm kể trên.
Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 6 liên tiếp Tháng 9 vừa qua giá lương thực thế giới tiếp tục giảm và là tháng giảm thứ 6 liên tiếp sau khi đã lập mức cao kỷ lục vào tháng 3/2022. Người dân mua hàng tại chuỗi siêu thị Auchan ở Saint-Sebastien-sur-Loire, miền Tây Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu được Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 7/10,...