Đức đối mặt với ‘tình hình rất nghiêm trọng’ do mức tiêu thụ năng lượng quá cao
Người Đức đang sử dụng quá nhiều khí đốt và có thể phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp.
Trong bối cảnh mức tiêu thụ khí đốt cao hơn mức trung bình, cơ quan năng lượng liên bang Đức đã cảnh báo về tình trạng thiếu khí đốt có thể xảy ra. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 7/10, cơ quan quản lý năng lượng liên bang Đức đã cảnh báo về một tình huống rất nghiêm trọng nếu lượng tiêu thụ khí đốt không giảm, sau khi lượng tiêu thụ khí đốt của các hộ gia đình tăng cao bất chấp thời tiết ấm áp.
Cụ thể, Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cho rằng nước này có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông nếu mức tiêu thụ không giảm ít nhất 20%. Theo dữ liệu của cơ quan này, mức tiêu thụ khí đốt hộ gia đình, chủ yếu để sưởi ấm, cao hơn 10% so với mức trung bình nhiều năm.
Mặc dù các cơ sở chứa khí đốt của Đức đã đầy khoảng 92%, nhưng việc thay thế 50 tỷ mét khối khí đốt hàng năm mà nước này sử dụng để nhập khẩu từ Nga là một thách thức. Vào tháng 9, mùa sưởi ấm của Đức bắt đầu với một đợt lạnh, sau đó là một khoảng thời gian thời tiết ôn hòa hơn.
Video đang HOT
“Chúng ta sẽ khó tránh khỏi tình trạng khẩn cấp về khí đốt vào mùa Đông nếu không tiết kiệm ít nhất 20% trong các lĩnh vực tư nhân, thương mại và công nghiệp. Tình hình có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu chúng ta không giảm đáng kể lượng tiêu thụ khí đốt của mình”, Klaus Mller, người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, cảnh báo.
Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức là nơi đưa ra quyết định trong trường hợp thiếu khí đốt, lưu ý họ có nguy cơ kích hoạt “tình trạng khẩn cấp” nếu không cắt giảm đáng kể mức tiêu thụ.
Theo ông Mller, mức tiêu thụ điện năng trung bình của hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trên toàn nước Đức trong tuần 26/9, là 618 gigawatt – cao hơn 10% so với các năm 2018-2021, trong khi tiêu thụ công nghiệp đã tăng 2% (1.370 gigawatt). Nhìn chung, các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ khí đốt của Đức, trong đó ngành công nghiệp chiếm 60% còn lại.
Đức, giống như các nước láng giềng châu Âu, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quyết định của Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho lục địa này để đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moskva vì cuộc xung đột với nước láng giềng Ukraine.
Trước xung đột, Nga là nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu . Hiện EU đang phụ thuộc rất nhiều vào Na Uy cũng như tìm kiếm các hợp đồng với các nhà cung cấp khác trong nỗ lực tránh tình trạng mất điện và sưởi ấm trong những tháng tới.
Mặc dù các nguồn dự trữ chiến lược đã đạt hơn 90% công suất, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng điều đó có thể không đủ để giúp châu lục này vượt qua mùa Đông nếu lượng tiêu thụ không giảm đáng kể.
Lo thiếu khí đốt, Đức có thể giảm bán điện sang các nước láng giềng
Ông Hendrik Neumann, Giám đốc kỹ thuật của Amprion - Nhà điều hành lưới điện hàng đầu của Đức, cho biết nước này có thể phải giảm lượng xuất khẩu điện sang các nước láng giềng trong mùa đông tới, bao gồm cả Pháp.
Theo tờ Financial Times, động thái trên là "biện pháp cuối cùng" của Đức nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu điện trong nước. Tuy nhiên, ông Neumann cho biết kịch bản này chỉ xảy ra trong vài giờ, chứ không phải vài ngày.
"Chúng tôi cho rằng tình hình sẽ rất căng thẳng trong mùa đông sắp tới", ông Neumann nhận định và nói thêm nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở Đức và rộng lớn hơn ở EU là do xung đột Ukraine và một phần do cuộc chiến trừng phạt Nga gây ra.
Ngoài ra, theo vị quan chức này, châu Âu cũng đang gặp một số "vấn đề chồng chéo" khác. Ông chỉ ra thực tế Pháp đã dừng hoạt động một số nhà máy điện hạt nhân và mực nước các sông xuống thấp, khiến việc vận chuyển than đá đến nhà máy nhiệt điện khó hơn. Ngoài ra, hầu hết các nhà máy điện gió đều nằm ở những khu vực xa xôi, khiến việc vận chuyển cho khách hàng trở thành thách thức. Ông nói tất cả những yếu tố này đang "đổ thêm dầu vào lửa" khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Đức là quốc gia xuất khẩu điện lớn trong nhiều năm. Năm ngoái, nước này đã bán được 17.400 gigawatt giờ (GWh) điện cho các nước EU khác so với lượng điện nhập khẩu. Trong đó, Pháp và Áo là những khách hàng lớn của Berlin. Theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Fraunhofer ISE, Pháp đã nhập khẩu 6.000 GWh điện từ Đức từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, chiếm 5% tổng sản lượng điện của Đức trong giai đoạn đó. Con số này lớn gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng xuất khẩu điện của Đức giảm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung ở Pháp. Tháng trước, các báo cáo cho biết Pháp thậm chí có thể ngừng cung cấp điện cho Italy trong 2năm, do các vấn đề liên quan tới các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, Pháp sau đó đã bác bỏ những tuyên bố này.
Chính phủ Pháp đã kêu gọi Tập đoàn điện lực EDF khởi động lại 32 lò phản ứng hạt nhân hiện đang ngừng hoạt động càng sớm càng tốt. Những nhà máy này đã ngừng hoạt động vào đầu năm nay để bảo trì. EDF gần đây cho biết sản lượng điện hạt nhân của công ty đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm do các nhà máy đã xuống cấp.
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trong mùa đông, khi nhu cầu sưởi ấm tăng cao, do Nga đã cắt giảm phần lớn nguồn cung khí đốt. Phương Tây đã cáo buộc Moskva vũ khí hóa năng lượng, tuy nhiên Nga đã bác bỏ cáo buộc này và tuyên bố việc cắt giảm nguồn cung khí đốt là do các lệnh trừng phạt cũng như trục trặc kỹ thuật trên đường ống.
Người dân Đức bất an khi giá cả tăng cao Giá năng lượng tăng cao đang khiến người dân Đức hết sức lo lắng. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng cảm thấy bất an trước nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông và có 35% số người được hỏi cho biết đã phải tự mua máy sưởi hoặc lò sưởi để giữ ấm trong nhà, phòng trường hợp nguồn...