Đức đề nghị giới truyền thông bàn giao Hồ sơ Panama
Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas đã kêu gọi giới truyền thông bàn giao Hồ sơ Panama nhằm thúc đẩy tiến trình điều tra bê bối tài chính của các tập đoàn nước ngoài.
Trả lời báo Tagesspiegel, vị bộ trưởng Tư pháp cho biết các nhà điều tra thuế và các luật sư ở Đức đã xem xét cẩn thận các đầu mối liên quan đến Hồ sơ Panama và đã tiến hành một số cuộc điều tra.
“Nếu các hồ sơ quan trọng được bàn giao cho chính quyền, công lý sẽ được thực thi nhanh chóng hơn” – vị này nhấn mạnh.
Ông Maas bày tỏ thái độ lạc quan rằng cơ quan điều tra và phương tiện truyền thông sẽ hợp tác nhau nhằm tìm ra được “manh mối có giá trị”.
Vào ngày 8-4, phát ngôn viên của Bộ Tài chính Đức cho biết chính phủ đã ghi nhận ý kiến của truyền thông rằng họ không muốn bàn giao tài liệu, đồng thời cho biết họ có quyền từ chối đề nghị này.
Về cách thức tiếp cận các công ty nước ngoài, ông Maas cho biết nếu áp lực quốc tế không đủ mạnh để tạo thuận lợi cho cuộc điều tra, Đức sẽ sử dụng pháp luật trong nước.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas trong cuộc họp nội các ngày 6-4-2016. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Ông cho biết từ lâu Đức đã đề nghị thắt chặt kiểm soát đối với các tập đoàn và ngân hàng. Theo ông, các tập đoàn lớn cần cảm nhận được sức nặng của các lệnh trừng phạt và sẽ củng cố đề nghị này trong năm nay.
Vụ bê bối Hồ sơ Panama bị phanh phui trước thế giới khi tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung công bố 11,5 triệu tài liệu dưới dạng lưu trữ cache bị rò rỉ từ Mossack Fonseca và chia sẻ chúng cho hơn 100 hãng tin quốc tế và Hiệp hội Báo chí điều tra quốc tế (ICIJ).
Hiện chính phủ các nước đã bắt đầu điều tra các sai phạm tài chính của hơn 250.000 công ty được Mossack Fonseca thiết lập trong suốt 40 năm qua.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Hồ sơ Panama: Nga-Mỹ đổ lỗi cho nhau
Truyền thông phương Tây cuối tuần qua cáo buộc chính Nga đứng sau vụ tiết lộ Hồ sơ Panama với lý do tài liệu này không nhắc đến tên của ông Putin.
"Với khả năng tấn công mạng của Nga, một đơn vị đặc biệt chuyên trách vấn đề an ninh mạng của Điện Kremlin có thể lấy được những tài liệu mật này", Clifford Gaddy tại Viện nghiên cứu Brookings - một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ nhận định. Bằng thuyết âm mưu, ông này cho rằng, một đơn vị tình báo về tài chính cá nhân của Tổng thống Nga Putin đã tham gia vào vụ này và sau đó chuyển một phần tài liệu bị đánh cắp của công ty luật Mossack Fonseca cho báo Đức Sddeutsche Zeitung.
Theo ông Gaddy, phần còn lại của tài liệu có thể bị che giấu vì chứa thông tin về mục tiêu thực sự ở Mỹ và một số nước khác.
Washington Post là một trong số các hãng truyền thông phương Tây đã ủng hộ thuyết âm mưu trên khi cho rằng: "Có thể Nga đứng sau vụ rò rỉ này".
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnik)
Về việc này, cách đây ít hôm, phát biểu tại một diễn đàn truyền thông ở St. Petersburg, ông Putin nói rằng truyền thông phương Tây đã cố tình liên hệ ông với các cáo buộc về những công ty hải ngoại, dù tên ông không xuất hiện trong bất kỳ tài liệu nào bị rò rỉ từ một công ty luật Panama.
Dẫn một cáo buộc mà người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã đưa ra, ông Putin tố cáo chính phủ Mỹ đứng đằng sau vụ Tài liệu Panama.
"Đứng đằng sau... là những quan chức và cơ quan chính thức của Mỹ, WikiLeaks giờ đã cho chúng ta thấy điều đó", ông chủ điện Kremlin khẳng định.
Trong khi Nga-Mỹ đổ lỗi cho nhau, Thủ tướng Anh Cameron tiếp tục trở thành nạn nhân cao cấp tiếp theo trong hồ sơ Panama với cáo buộc liên quan đến quỹ đầu tư gia đình ở nước ngoài.
Phát biểu trước các phóng viên, ông Cameron cho biết sẽ công bố chi tiết tờ khai thuế cá nhân của mình như một nỗ lực làm dịu các cuộc biểu tình yêu cầu ông minh bạch tài chính hoặc từ chức.
"Tôi biết mình nên xử lý tốt hơn. Xin đừng đổ lỗi cho số chính phủ Anh hay các cố vấn, hãy đổ lỗi cho tôi. Đây là bài học đáng nhớ cho tôi.Tôi sẽ không để mây mù che phủ điều này", Thủ tướng Cameron nói.
Lý giải về những cáo buộc, ông Cameron cho biết, ông đã mua cổ phiếu của một quỹ, cổ phiếu đó cũng như bao loại khác được ông trả thuế đầy đủ và đã bán toàn bổ cổ phiếu đó trước khi thành Thủ tướng. Ông cũng cho biết sẽ công bố tờ khai thuế cá nhân, không chỉ của năm nay mà còn của nhiều năm trước.
Tại Pháp, nơi tờ Le Monde là một trong 2 tờ báo lớn đầu tiên của châu Âu, cùng với tờ Nhật báo Nam Đức đưa vụ việc ra ánh sáng, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ngay lập tức tuyên bố chính quyền của ông sẽ cho tiến hành điều tra những nhân vật và công ty Pháp có dấu hiệu làm ăn mờ ám trong vụ scandal này.
Theo truyền thông Đức, ít nhất gần 30 ngân hàng Đức có liên quan đến hoạt động trốn thuế và rửa tiền nêu trong "Hồ sơ Panama" mới công bố.
Theo Reuters ngay 8/4, Ngoai trương Trung Quôc Vương Nghi cũng lên tiêng vê vu hô sơ Panama. Ông noi Trung Quôc cân lam ro vê vu ro ri tai liêu nay. Tuy nhiên cach thưc ma Trung Quôc lam ro không phai trưc tiêp điêu tra vê cac nhân vât ma hô sơ Panama nhăc đên, ma đơi "môt sô giai thich va lam ro" tư chinh phu Panama.
Ông Vương Nghi ne tranh cac nôi dung đa đươc hô sơ Panama công bô liên quan đên Trung Quôc, đông thơi tư chôi cho biêt Trung Quôc đa liên lac vơi chinh phu Panama vê cac tai liêu nay chưa, ma chi khăng đinh cuôc chiên chông tham nhung tai Trung Quôc vân tiêp tuc.
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở tại Panama.Tài liệu này tiết lộ thông tin tài chính, các thương vụ làm ăn ở nước ngoài liên quan đến gần 150 quan chức trên thế giới cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác.
Theo_Báo Đất Việt
Đức kêu gọi giới truyền thông giao 'Hồ sơ Panama' gốc Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas kêu gọi giới truyền thông bàn giao "Hồ sơ Panama" gốc để hỗ trợ nhà chức trách điều tra các nghi án trốn thuế. Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas lạc quan về việc giới truyền thông có thể cung cấp những thông tin có giá trị về hồ sơ Panama cho cơ quan điều...