Đức đạt được mục tiêu có 1 triệu xe điện trong lưu thông
Theo Bộ Năng lượng và các vấn đề kinh tế, Đức đã đạt được mục tiêu nói trên sau khi có 57.000 đăng ký xe điện mới trong tháng Bảy, thấp hơn một chút so với kế hoạch ban đầu được đặt ra vào cuối năm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: inhabitat.com)
Truyền thông Đức ngày 3/8 cho biết nước này đã đạt được mục tiêu có 1 triệu xe điện lưu thông mà chính phủ đặt ra.
Tờ Redaktionsnetzwerk Deutschland dẫn lời ông Peter Altmaier, Bộ trưởng năng lượng và các vấn đề kinh tế Đức , cho biết: “Với 1 triệu xe điện trong lưu thông, chúng tôi đã đạt được một nước ngoặt mang tính quyết định.”
Video đang HOT
Ông Altmaier khẳng định ngành giao thông của Đức đang chuyển đổi một cách không thể đảo ngược sang các loại năng lượng tái tạo.
Theo Bộ Năng lượng và các vấn đề kinh tế, Đức đã đạt được mục tiêu nói trên sau khi có 57.000 đăng ký xe điện mới trong tháng Bảy, thấp hơn một chút so với kế hoạch ban đầu được đặt ra vào cuối năm 2020.
Một yếu tố mang tính quyết định trong diễn biến mới nhất nói trên là sự ban hành một khoản tiền thưởng đổi mới như một hình thức trợ cấp cho những người mua xe điện. Bộ trên cho biết chính sách trợ cấp này đã được ban hành một năm trước và gần đây đã được gia hạn đến năm 2025.
Tuy nhiên, ông Andreas Scheuer, Bộ trưởng Giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số Đức, cho biết để đạt được các mục tiêu về khí hậu từ nay đến năm 2030, Đức cần phải “tham vọng” hơn nữa với mục tiêu có 14 triệu xe điện lưu thông từ nay đến năm 2029./.
Mercedes-Benz đẩy mạnh làm xe điện khiến nhiều người đứng trước nguy cơ mất việc
CEO Daimler Ola Kallenius khẳng định công đoạn chuẩn bị của họ đang vượt xa mốc thời gian dự kiến loại bỏ động cơ đốt trong là 2039.
Trong bài phỏng vấn với The Financial Times, vị lãnh đạo Daimler khẳng định nhu cầu mua xe điện toàn cầu tăng nhanh trông thấy (trong đó có cả xe Mercedes-Benz) đã hối thúc họ đẩy nhanh tiến độ chuyển giao thành một tập đoàn xe điện hoàn chỉnh, đồng thời đạt mục tiêu không còn xả thải khí carbon (trong cả khâu sản xuất và vận hành xe) trong 2 thập kỷ tới.
Các mẫu xe còn sử dụng động cơ đốt trong sẽ được sử dụng như một nguồn tiền giúp họ phát triển các dòng xe điện mới. Nguồn đầu tư cho phân khúc xe cũ này sẽ được giảm dần theo thời gian. Thời điểm Daimler trở mình thành một tập đoàn xe điện hoàn toàn phụ thuộc vào 3 yếu tố: chi phí sản xuất ắc quy điện, quy định chính phủ và nhu cầu mua xe điện của thị trường đạt đỉnh.
Trong năm ngoái 10% lượng xe bán ra trên toàn cầu của Mercedes có thể tính là xe điện (16.000 xe thuần điện và 43.000 xe hybrid sạc điện).
Tuy nhiên, sự chuyển giao sang xe điện lại mang tới một bài toán hóc búa khác là làm sao "giải quyết" đội ngũ nhân công của mình hiệu quả. CEO Ola Kallenius từng rất tự tin khẳng định với các nhà đầu tư Daimler rằng họ sẽ không phải cắt giảm nhân công hồi tháng 2 nhưng giờ ông thừa nhận sẽ phải ngồi lại và nói chuyện rõ ràng với các bên.
Theo Autonews Europe, việc các hãng xe chuyển sang sản xuất xe điện sẽ tạo ra làn sóng biến động lớn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành xe. Số lượng công nhân tại các dây chuyền lắp ráp xe điện chỉ bằng một phần nhỏ xe thường với chủ tịch công đoàn lớn nhất Đức là IG Metall dự đoán sẽ có không dưới 100.000 người mất việc.
Chi phí chủ yếu mà các hãng xe phải đối mặt khi đó không còn là chi phí nhân công cũng như sản xuất mà là tiền mua nguyên liệu thô dùng cho chế tạo ắc quy.
Volvo đánh cược tất cả với chiến lược phát triển xe điện Rất nhiều hãng xe trên thế giới xây dựng kế hoạch phát triển của riêng mình, thậm chí đặt cược hoàn toàn số phận vào xe điện như Volvo. Mẫu xe C40 hoàn toàn bằng điện vừa được Volvo trình làng Năm 2030 là thời hạn mà rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước trong khu...