Đức, Đan Mạch cho hồi hương nữ công dân và trẻ em liên quan tới IS
Đức và Đan Mạch đã cho hồi hương 11 nữ công dân của hai nước này từng gia nhập tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cùng 37 người con của họ từ trại tị nạn Roj ở miền Bắc Syria.
Đây là đợt hồi hương chung lớn nhất kể từ năm 2019.
Phụ nữ và trẻ em Syria tại trại tị nạn al-Hol ở tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố vào sáng 7/10, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nêu rõ: “Trẻ em không chịu trách nhiệm về tình cảnh của chúng… Các bà mẹ sẽ phải có câu trả lời cho hành động của mình”. Trong số này, Đức đã đưa về nước 8 phụ nữ và 23 trẻ em, trong khi Đan Mạch tiếp nhận trở lại 3 phụ nữ và 14 trẻ em trong khuôn khổ một chiến dịch mà hai nước cùng thực hiện với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Theo các công tố viên liên bang Đức, khi tới sân bay Frankfurt, 3 trong số 8 phụ nữ này đã bị bắt với cáo buộc là thành viên của một tổ chức khủng bố cũng như xao nhãng trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Trong khi đó, giới chức Đan Mạch cho biết đã bắt giữ 3 nữ công dân được hồi hương này, cáo buộc “cổ xúy cho các hoạt động khủng bố” cũng như việc đến và sinh sống tại một khu vực xung đột”. Đan Mạch vẫn đang tìm cách hồi hương thêm 5 trẻ em mà cha mẹ các em vẫn ở Syria, song mẹ các em đã bị tước quốc tịch Đan Mạch và chưa đồng ý cho con mình về nước.
Nhiều nước trên thế giới đang tranh cãi về cách thức đối xử với những công dân nước mình từng gia nhập IS và đang bị giam giữ ở Syria kể từ khi tổ chức khủng bố này bị sụp đổ vào tháng 3/2019.
Video đang HOT
Lần hồi hương chung gần đây nhất của Đức là thực hiện cùng với Phần Lan vào tháng 12/2020, khi đưa trở về nước 5 nữ công dân và 18 người con của họ.
Chính quyền Mỹ muốn tiêm vắc xin mũi 3, cơ quan y tế chưa gật đầu
Nếu được các cơ quan quản lý "bật đèn xanh", chính quyền của ông Biden sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 3 cho hầu hết người trưởng thành.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm một điểm tiêm chủng ở thành phố Alexandria, bang Virginia (Mỹ) vào tháng 4-2021 - Ảnh tư liệu: Reuters
Trong tháng 8, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch tiêm mũi bổ sung cho những người trưởng thành đã tiêm mũi thứ 2 trước đó ít nhất 8 tháng. Chính quyền Mỹ cam kết triển khai từ ngày 20-9 nhưng chỉ một tuần trước mốc đó, dư luận phản đối kế hoạch này lại dấy lên cả trong và ngoài chính quyền.
"Cơn đau đầu" của ông Biden
Thực tế, việc triển khai kế hoạch đã nêu của chính quyền ông Biden còn tùy thuộc vào quyết định trong những ngày tới của hai cơ quan y tế công cộng Mỹ là Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Có thể chính quyền sẽ phải thay đổi kế hoạch, trong đó nhiều khả năng sẽ chỉ tiêm bổ sung cho người cao tuổi và người thuộc nhóm dễ tổn thương.
Trang Politico cho biết xung đột căng thẳng giữa CDC và đội ngũ cố vấn y khoa của Tổng thống Biden gia tăng vì việc tiêm bổ sung. Tại nhiều cuộc gặp trong tháng qua, nhóm phụ trách COVID-19 của Nhà Trắng liên tục cáo buộc CDC giấu các dữ liệu cần thiết để phát triển kế hoạch tiêm mũi bổ sung.
Ủy ban cố vấn vắc xin của FDA (nơi chịu trách nhiệm phê duyệt vắc xin) nhóm họp ngày 17-9 để thảo luận và bỏ phiếu việc có nên dùng vắc xin Pfizer để tiêm mũi 3 cho người từ 16 tuổi trở lên không. Phía Pfizer đã gửi dữ liệu mới lên FDA để đánh giá. Còn CDC Mỹ (nơi có tiếng nói cuối cùng về chính sách tiêm chủng) dự kiến họp trong tuần tới.
Giáo sư John P. Moore, nhà virus học tại Trường Y Weill Cornell Medicine (Mỹ), nhận định Nhà Trắng đã phải chịu áp lực chính trị sau khi tuyên bố tiêm mũi bổ sung là cần thiết và mũi 3 sẽ tiêm tuần tới, trong khi cơ quan quản lý chưa chính thức chấp thuận.
"Cách đây nhiều tuần, chính quyền ông Biden đã quyết định công chúng cần có được "chiếc bánh" và xứng đáng có. Giờ đây công chúng mong đợi "chiếc bánh" ấy. Họ sẽ rất khó chịu nếu chiếc bánh bị lấy đi lúc này" - ông John P. Moore ví von.
Một số người cho rằng Nhà Trắng đã "việt vị" trong việc tiêm mũi bổ sung. Chính quyền đã xác định mốc thời gian cụ thể triển khai tiêm bổ sung và công bố kế hoạch áp dụng với cả vắc xin của Pfizer và Moderna, trước cả khi giới quản lý có thời gian đánh giá hoặc thu thập mọi dữ liệu cần thiết.
Cần tiêm mũi 3 không?
Hiện không có sự đồng thuận trong giới khoa học và các đơn vị liên quan trong chính quyền Mỹ về việc tiêm tăng cường vắc xin COVID-19. Các nhà khoa học tranh cãi gay gắt về việc có cần tiêm mũi bổ sung không và nếu cần thì sẽ tiêm cho ai.
Một nghiên cứu công bố ngày 15-9 trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine dường như củng cố cho quan điểm của Nhà Trắng và các cố vấn y tế cấp cao của họ. Nghiên cứu này cho biết những người đã tiêm mũi vắc xin Pfizer-BioNTech thứ ba ở Israel có ít nguy cơ bị COVID-19 nặng hơn so với những người được tiêm 2 mũi.
Tuy nhiên, cũng trong ngày 15-9 (tức chỉ 2 ngày trước khi họp, bỏ phiếu chính thức như đã nói ở trên), FDA Mỹ công bố đánh giá đầu tiên của họ về đề nghị xin tiêm mũi 3 của Pfizer. FDA lưu ý dữ liệu về phản ứng miễn dịch với biến thể Delta mà Pfizer cung cấp chỉ dựa trên 20 người. Theo FDA, các vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Mỹ hiện nay vẫn có hiệu quả ngăn ngừa các ca bệnh nặng hoặc tử vong.
Cùng với đó, tuần này trong bài viết đăng trên tạp chí The Lancet , hai trong số các nhà khoa học vắc xin hàng đầu của FDA - bác sĩ Philip Krause và bác sĩ Marion Gruber - lập luận không có bằng chứng đáng tin cho thấy hiệu quả ngừa bệnh nặng của vắc xin giảm đi đáng kể theo thời gian.
Hai người này đã thông báo sẽ rời FDA mùa thu năm nay, song việc họ công khai phản đối kế hoạch tiêm bổ sung của Nhà Trắng đã khiến các lãnh đạo cấp cao của FDA bất ngờ.
Trong tháng 8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói dữ liệu hiện tại không cho thấy cần phải tiêm bổ sung. WHO đã nhiều lần kêu gọi trì hoãn tiêm mũi 3. Theo họ, những người dễ tổn thương nhất trên thế giới nên được tiêm vắc xin đủ liều, trước khi các nước giàu tiêm bổ sung.
Hôm 9-9, ông John Nkengasong, quan chức y tế hàng đầu của Liên minh châu Phi (AU), nói các nước giàu tốt hơn nên gửi vắc xin COVID-19 sang châu Phi để đối phó đại dịch, thay vì trữ vắc xin để tiêm liều thứ 3.
Những nước triển khai tiêm mũi 3
Thống kê của Hãng tin Reuters cho thấy đến nay có hơn 35 quốc gia đã tiêm, lên kế hoạch hoặc cân nhắc tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 3 cho người dân như: Israel, Pháp, Đức, Nga, Hy Lạp, Đan Mạch, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Singapore...
Trong khi đó, các hãng Pfizer và Moderna đã nộp dữ liệu để phê duyệt tiêm bổ sung lên Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA). AstraZeneca cho biết đang nghiên cứu khả năng bảo vệ của vắc xin kéo dài bao lâu và có cần tiêm mũi 3 không.
Hướng đi đúng cho cuộc chiến chống dịch ở châu Âu Sau kỳ nghỉ Hè thoải mái nhờ nới lỏng giãn cách, châu Âu bước vào ngày đầu tiên của tháng 9 với những nỗi lo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại khi học sinh trở lại trường, người lớn quay lại công sở. Chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở Krasnodar, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Tổ chức Y tế...