Đức cố ý chậm gửi vũ khí cho Ukraine?
Sự chậm trễ lặp đi lặp lại của Đức trong việc gửi vũ khí cho Ukraine theo cam kết đang làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu nước này có chân thành muốn giúp đỡ Kyiv.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây đã hứa gửi cho Ukraine vũ khí đẳng cấp thế giới – từ pháo tự hành đến hệ thống phóng đa tên lửa (MLRS), và lá chắn phòng không có khả năng bảo vệ một “thành phố lớn” trước các cuộc tấn công của Nga.
Tuy nhiên, sự chậm chạp trong việc cung cấp vũ khí hạng nặng để hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc tấn công của Nga đã đặt ra nghi vấn về việc liệu cam kết của nhà lãnh đạo Đức có chân thành hay không.
Niềm tin đã bắt đầu có dấu hiệu xói mòn giữa các đồng minh của Đức qua những lần chậm trễ lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi Ukraine đang trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, theo AFP.
“Màn sương mù khổng lồ”
Trong số những hứa hẹn về vũ khí mới nhất, Đức cam kết gửi hệ thống phòng không Iris-T và hệ thống phóng đa tên lửa Mars II.
Hệ thống tên lửa phòng không Iris-T. Ảnh: Dhiel Defense.
Tuy nhiên, vài giờ sau khi Thủ tướng Scholz đề cập đến Iris-T, Ngoại trưởng Annalena Baerbock đã dội một gáo nước lạnh vào sự mong chờ rằng loại vũ khí này sẽ được khai nhanh chóng. Bà cảnh báo sẽ mất nhiều tháng trước khi lá chắn phòng không tới Ukraine.
Các bệ phóng tên lửa dự kiến đến vào tháng 8 hoặc tháng 9 nhưng với điều kiện binh lính Ukraine phải được huấn luyện để sử dụng chúng trước thời điểm đó.
Xe tăng phòng không Gepard được cam kết vào tháng 4 đã bị lùi sang tháng 7 do thiếu đạn dược.
Video đang HOT
Bảy xe pháo tự hành được hứa hẹn đến vào tháng 5 vẫn đang chờ xử lý trong bối cảnh quân đội Ukraine đang được huấn luyện.
Ba Lan cáo buộc Đức chưa cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard để bù đắp cho những chiếc mà Warsaw đã gửi trước cho Kyiv, theo thỏa thuận của họ.
Cộng hòa Czech cũng đang chờ đợi một thỏa thuận trao đổi tương tự, nhưng các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
Tuần trước báo Die Zeit của Đức nhận định: “Chính sách Ukraine của Đức đã bị che phủ trong những tuần qua bởi một màn sương mù khổng lồ gồm các thông báo lớn về vấn đề hậu cần, các cuộc rút lui chiến thuật, và sự thiếu rõ ràng trong cách diễn đạt”.
Tờ báo này cho rằng thủ tướng Đức đang theo đuổi “sự mơ hồ chiến lược”, cảnh báo chính sách này đang khiến nhiều người Ukraine “phải trả giá hàng ngày”, khi chiến sự vẫn căng thẳng ở khu vực Donbas.
“Sự rõ ràng và chân thành là điều tối thiểu mà ông Scholz phải mang đến cho Ukraine”, bài báo viết.
Hệ thống phóng tên lửa Mars II của Đức. Ảnh: KMW.
“Nửa vời”
Một số nhà quan sát đã phân tích lý do mà Đức chậm chạp hơn so với các nước đồng minh phương Tây như Mỹ, Anh, hay thậm chí là các quốc gia Đông Âu nhỏ hơn.
Marina Henke, Giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế của Trường Hertie, nhận xét dường như thủ tướng Đức vẫn “bối rối” về cách cư xử với Nga.
“Không có định hướng rõ ràng”, bà nói với AFP, lưu ý rằng Mỹ, Anh và Đông Âu đều xác định Nga là phe đối đầu, và do đó đã rất nhanh chóng trong việc trang bị vũ khí cho Ukraine.
“Ở Đức, nhiều người có suy nghĩ rằng Nga là một nước lớn nằm gần nước mình, và chúng tôi cần suy nghĩ kỹ trong mọi hành động, để làm sao có thể chung sống với Nga về lâu dài”, bà nói.
“Đó là lý do có sự bối rối” dẫn đến việc chậm trễ gửi vũ khí cho Ukraine, bà kết luận.
“Chính phủ Đức có vẻ khá hài lòng với cách tiếp cận ‘nửa vời’ mà họ đang làm chỉ để tránh những lời chỉ trích gay gắt nhất, chứ họ không thực sự chấp nhận bất kỳ điều gì vượt xa hơn thế”, ông Marcel Dirsus, thuộc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, nhận định.
“Đó gần như là một nỗ lực có chủ ý của họ”, ông nhấn mạnh.
Cam kết của thủ tướng Đức
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong tuần này đã tăng cường sức ép lên nhà lãnh đạo Đức, trước chuyến thăm được chờ đợi từ lâu của Thủ tướng Scholz đến Kyiv, diễn ra trong ngày 16/6 (giờ địa phương).
“Mọi nhà lãnh đạo các quốc gia đối tác của chúng tôi, và đương nhiên là cả thủ tướng Scholz, biết chính xác Ukraine cần gì. Thế nhưng, lượng vũ khí được giao từ Đức vẫn ít hơn mong đợi”, ông Zelensky nói với báo Die Zeit ngày 15/6.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Reuters.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với đài truyền hình ZDF, tổng thống Ukraine nói thêm rằng “không nên cố gắng cân bằng giữa 2 mối quan hệ với Ukraine và với Nga”.
Bản thân ông Scholz đã bác bỏ mối nghi ngờ của tổng thống Ukraine, nhấn mạnh rằng Đức “sẽ cung cấp tất cả loại vũ khí mà chúng tôi đã cam kết”.
Tuy nhiên, ông lập luận rằng sẽ vô ích khi gửi vũ khí hiện đại phức tạp mà không huấn luyện trước cho quân đội Ukraine cách sử dụng chúng.
Ông nói trong một cuộc họp báo trong tuần này, nhấn mạnh rằng vũ khí sẽ được gửi đi sau khi binh sĩ Ukraine biết cách triển khai chúng một cách hiệu quả.
“Tôi nghĩ rằng sẽ là điều tốt nếu một người suy nghĩ kỹ trước khi nói”, ông nói thêm, tỏ dấu hiệu bực bội trước những câu hỏi lặp đi lặp lại của lãnh đạo Ukraine.
Đức cam kết hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh cam kết của Đức trong việc hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông DW của Đức ngày 24/5 tại thành phố Johannesburg của Nam Phi, nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên tới châu Phi nhằm thảo luận về những tác động trên diện rộng của cuộc xung đột Nga - Ukraine với các nhà lãnh đạo châu Phi, nhà lãnh đạo Đức cho biết cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga đang góp phần làm tăng giá nhiên liệu toàn cầu.
Theo ông Scholz, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang đi đầu trong sáng kiến giảm giá nhiên liệu trên toàn thế giới, thông qua việc kêu gọi các nước tăng sản lượng dầu và khí đốt. Ông Scholz nói: "Chúng tôi hiện đang thảo luận với tất cả các quốc gia đang khai thác dầu khí và cố gắng thuyết phục họ tăng năng lực sản xuất của mình, vì điều này sẽ giúp ích cho thị trường thế giới".
Ông Scholz khẳng định rất nhiều quốc gia đang phải gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột tại Ukraine và đây là lý do tại sao Đức quyết định sẽ giúp đỡ những quốc gia đang chịu thiệt hại.
Đức hiện đang nỗ lực hỗ trợ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc nhằm giải quyết tình trạng thiếu ngũ cốc đang ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các quốc gia ở châu Phi.
Thăm dò dư luận: Hơn 50% người dân Đức phản đối cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây, hơn 50% số người Đức được hỏi đều phản đối việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine trong khi chỉ có 43% nói rằng họ đồng ý. Ảnh minh họa: Reuters Phóng viên TTXVN dẫn kết quả thăm dò ý kiến do Viện trả lời các vấn đề xã hội của Đức...