Đức có thêm 1.200 từ mới thú vị liên quan COVID-19
Các nhà ngôn ngữ học Đức làm nhiệm vụ tập hợp các từ mới liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho biết các từ mới này chính là câu chuyện phản ánh cuộc sống của người dân thời đại dịch.
“Balkonsnger” là từ chỉ một người hát ở ban công. Ảnh: EPA
Từ “coronamde” (phát chán vì COVID-19) đến “coronafrisur” (kiểu tóc giống virus Corona), Viện Ngôn ngữ Đức Leibniz ghi nhận một số lượng lớn từ mới phát sinh vào cuối năm 2020 trong bối cảnh ngôn ngữ cũng chạy đua để theo kịp với những đổi thay do đại dịch gây ra.
Tờ Guardian đưa tin danh sách trên bao gồm hơn 1.200 từ tiếng Đức mới, gấp nhiều lần mức trung bình 200 từ mỗi năm. Những từ ngữ mới này thường biểu đạt các cảm xúc mà nhiều người gặp phải, chẳng hạn “overzoomed” (bị căng thẳng vì có quá nhiều cuộc gọi video), “coronaangst” (lo âu vì virus) và “impfneid” (đố kị với người đã tiêm vaccine).
Một số từ lại tiết lộ thực trạng lạ lùng của cuộc sống trong các biện pháp giới hạn: “kuschelkontakt” (tiếp xúc thân mật với người không cùng gia đình trong thời gian phong tỏa) hay “abstandsbier” (uống bia với bạn bè ở khoảng cách an toàn”.
Nhóm chuyên gia tại viện Leibniz đã thu thập từ ngữ được sử dụng trên báo chí, mạng xã hội và mạng Internet, sau đó theo dõi chúng. Những từ nào được sử dụng thường xuyên hơn cả sẽ được bổ sung vào từ điển.
Video đang HOT
Là một trong ba thành viên làm nhiệm vụ chọn lọc từ mới, Tiến sĩ Christine Mohrs cho biết dự án này chính là câu chuyện kể về đời sống của người dân giữa đại dịch.
Bà Mohrs nói: “Khi thứ gì đó mới mẻ xảy ra trên thế giới, chúng ta sẽ tìm kiếm một cái tên. Những thứ không có tên gọi sẽ khiến mọi người cảm thấy sợ hãi và bất an. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể gọi tên chúng, chúng ta có thể giao tiếp với nhau. Đặc biệt vào các giai đoạn khủng hoảng, điều này rất quan trọng”.
Không ít từ còn thể hiện những khoảnh khắc cụ thể xảy ra thời dịch bệnh. Ví dụ, “balkonsnger” là người hát cho người khác nghe từ ban công nhà họ. “Hamsteriti” là tử chỉ nhu cầu khẩn cấp tích trữ thức ăn. “Todesksschen”(nụ hôn tử thần) là từ ngữ đáng sợ dành cho một nụ hôn thân thiện vào má.
Sau nhiều tháng trôi qua, dự án này còn phát hiện các từ mới chỉ sự thất vọng của người dân về những người không tuân thủ quy tắc. “Covidiot”, một thuật ngữ được dùng ở Anh, cũng xuất hiện trong danh sách trên. Cụ thể hơn là “maskentrottel” để mô tả người đeo khẩu trang nhưng lại để hở mũi.
Có những từ lại phản ánh sự gắn kết và tính cộng đồng. Ví dụ, “einkaufshelfer” được dùng để miêu tả người nào đó giúp đỡ người khác việc mua sắm.
Bà Mohrs cho biết “CoronaFugru” là từ ngữ bà đặc biệt yêu thích bởi tính vần điệu và ý nghĩa của nó. Từ này dùng để chỉ niềm mong muốn được kết nối của con người, bất chấp khoảng cách bị giới hạn.
Những người học và nói tiếng Đức sẽ biết ngôn ngữ này thường ghép các từ ngữ lại để tạo thành từ mới, chẳng hạn như “handschuhe” (tay, giày) để chỉ găng tay. Mặc dù một số bản dịch theo nghĩa đen có thể khiến người học cảm thấy hài hước, nhưng tiếng Đức cũng có cách riêng để mô tả ngắn gọn một số cảm xúc phức tạp của con người. Các ví dụ nổi tiếng nhất bao gồm “weltschmer” (tình trạng buồn chán xảy ra khắp thế giới), “zeitgeist” (tinh thần của thời đại) và “schadenfreude” (niềm vui thú khi thấy người khác gặp điều không may).
Tiến sĩ Christine Mohrs cho biết dự án của Viện Leibniz cho thấy cách chúng ta chọn lựa từ ngữ quan trọng đến mức nào. “Ngôn ngữ có sức mạnh to lớn. Chúng ta đã nhiều lần chứng kiến tầm quan trọng của việc xây dựng chính xác và cẩn thận về các từ ngữ được sử dụng. Lời nói không chỉ truyền tải nội dung mà còn có thể truyền tải cảm xúc, tình cảm. Và các diễn giả nên nhận thức được điều đó”, bà kết luận.
G7 lên án quân đội Myanmar tấn công người biểu tình
Ngoại trưởng các nước G7 "lên án mạnh mẽ" hành vi bạo lực, trong đó có việc bắn đạn thật, của lực lượng an ninh Myanmar với người biểu tình.
"Sử dụng đạn thật chống lại người không vũ khí là điều không thể chấp nhận được. Bất kỳ ai phản ứng với biểu tình ôn hòa bằng bạo lực đều phải chịu trách nhiệm", ngoại trưởng các nước G7 hôm nay ra tuyên bố chung.
Khối G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản cũng như đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, nhắc lại lập trường phản đối với cuộc đảo chính ngày 1/2 của quân đội Myanmar và hành vi đàn áp các cuộc biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình hôm 22/2. Ảnh: AFP
"Chúng tôi lên án việc đe dọa và đàn áp những người phản đối đảo chính. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cắt Internet và những sửa đổi hà khắc với luật tự do ngôn luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Myanmar trong hành trình đòi dân chủ và tự do", tuyên bố của ngoại trưởng các nước G7 có đoạn.
G7 kêu gọi chấm dứt việc "nhắm mục tiêu có hệ thống" vào những người biểu tình là y bác sĩ, nhà báo, yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar hủy bỏ tình trạng khẩn cấp đã tuyên bố. G7 cũng kêu gọi quân đội Myanmar cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo được tiếp cận đầy đủ để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương.
"Chúng tôi đồng lòng lên án đảo chính ở Myanmar. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều cho những người bị bắt giam tùy tiện, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".
Từ khi quân đội lên nắm quyền, 640 người Myanmar đã bị bắt giam trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Phần lớn đất nước Myanmar trở nên hỗn loạn sau vụ đảo chính hôm 1/2. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Ít nhất ba người đã thiệt mạng do trúng đạn từ lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình, trong khi quân đội Myanmar thông báo một sĩ quan cảnh sát cũng tử vong vì vết thương quá nặng khi đụng độ người biểu tình ở Mandalay.
Chính quyền quân sự của Myanmar đến nay vẫn tỏ ra không quan tâm tới những động thái lên án từ quốc tế. Anh, Mỹ và Canada đều đã tung ra các lệnh trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh quân đội hàng đầu nước này. Liên minh châu Âu tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar.
Chính phủ Đức cân nhắc từng bước thận trọng dỡ bỏ phong tỏa Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/2 đã lên tiếng ủng hộ việc từng bước thận trọng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa hiện nay, theo đó sẽ đưa ra lộ trình 3 cấp để dỡ bỏ phong tỏa. Người dân thực hiện giãn cách xã hội tại một cửa hàng sách ở Frankfurt, Đức nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày...