Đức có thể kiểm soát được tác động tài chính từ khủng hoảng dịch COVID-19
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 19/4 cho biết nước này có thể kiểm soát được tác động tài chính của cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không vượt quá mức nợ được phê duyệt nếu nền kinh tế phục hồi trong nửa cuối năm nay.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Aachen, Đức ngày 15/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Quốc hội Đức ngày 25/3 đã đình chỉ chính sách hạn chế mức thâm hụt ngân sách để hỗ trợ nước này chống dịch COVID-19, đi cùng với ngân sách bổ sung 156 tỷ euro (169,67 tỷ USD), 100 tỷ euro (108,7 tỷ USD) cho một quỹ ổn định kinh tế có thể mua cổ phần trực tiếp trong các công ty và 100 tỷ euro (108,7 tỷ USD) tín dụng cho Ngân hàng Phát triển KfW. Các biện pháp này chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho các công ty chăm sóc sức khỏe và y tế.
Trả lời phỏng vấn tờ “Welt am Sonntag” về việc liệu 156 tỷ euro có thể là mức nợ cao mới của nước Đức hay không, ông Scholz cho rằng nếu chính phủ có thể “xoay sở” để đưa tăng trưởng kinh tế lên cao trở lại trong nửa cuối năm, thì việc này hoàn toàn khả thi. Ông Olaf Scholz cho biết Đức sẽ đặt mục tiêu phục hồi các khoản chi tiêu này trong một thời gian dài mà không phải tiết kiệm đáng kể cho những lĩnh vực khác. Đồng thời, Bộ trưởng Scholz đánh giá cao hệ thống phúc lợi xã hội vốn giúp chính phủ có thể đưa ra mức hỗ trợ khá cao.
Video đang HOT
Song ông Scholz nói thêm rằng điều đó có nghĩa là chính phủ có thể tăng mức thuế áp lên những người có thu nhập thuộc nhóm cao sau cuộc khủng hoảng. Ông nhấn mạnh rằng việc đánh thuế như vậy cần phải “công bằng và chính đáng” để hỗ trợ các nhóm thu nhập thấp hơn.
Ngoài những khoản tiền trên, gói hỗ trợ của Chính phủ Đức còn bao gồm một quỹ bình ổn trị giá 400 tỷ euro (434,9 tỷ USD) trong bảo lãnh cho vay để đảm bảo những khoản nợ cho các công ty có nguy cơ vỡ nợ, qua đó đẩy tổng số tiền lên tới hơn 750 tỷ euro (815,6 tỷ USD).
Bộ trưởng Scholz nói rằng ông đặt mục tiêu đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế nếu cần thiết, sau khi kết thúc chính sách giãn cách xã hội hiện tại. Ông cho biết chính phủ cũng đang xem xét các biện pháp hỗ trợ cho các chủ khách sạn và nhà hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Chính phủ Đức cũng sẽ chú ý đến việc hiện đại hóa đất nước như thông qua việc giảm lượng khí thải CO2, mở rộng các phương tiện di chuyển chạy bằng điện hoặc số hóa nền kinh tế.
Ngày 17/4, Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn cho biết sau 4 tuần áp dụng các biện pháp ứng phó, đến nay nước này đã có thể kiểm soát tốc độ lây lan dịch COVID-19. Chính phủ Đức đang lên kế hoạch để các cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại vào tuần tới, đồng thời cũng dự định mở lại các trường học vào đầu tháng 5, trong khi vẫn đang duy trì các quy tắc nghiêm ngặt về cách ly xã hội.
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 18/4 (giờ địa phương), Đức ghi nhận tổng cộng 144.348 ca nhiễm, trong đó 4.547 ca tử vong.
Phương Hoa
Thành công bước đầu chống Covid-19, Áo nới lỏng biện pháp phong tỏa
Từ hôm nay (14/4), Áo sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa nhằm đối phó với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 sau khi có những thành công bước đầu.
Ngay từ giai đoạn đầu bùng phát dịch bệnh hồi giữa tháng 3 vừa qua, Áo đã là một trong những quốc gia đi đầu tại châu Âu sớm áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt như đóng cửa trường học, nhà hàng, quán bar, nhà hát, các cửa hàng không thiết yếu và các địa điểm tụ tập đông người. Chính phủ cũng yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài và làm việc ở nhà nếu có thể.
Các biện pháp mạnh tay của chính phủ đã chứng minh hiệu quả khi Áo ghi nhận 368 trường hợp tử vong trong tổng số 14.041 ca nhiễm SARS-CoV-2, mức thấp hơn rất nhiều so với một số quốc gia Tây Âu khác như Italy hay Đức. Tỷ lệ mắc mới hàng ngày thấp ở mức dưới 10% và số trường hợp phải nhập viện điều trị cũng đã đi vào ổn định.
Áo sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa nhằm đối phó với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 sau khi có những thành công bước đầu. Ảnh: Independent.co.uk
Với những tín hiệu lạc quan này, Áo tiếp tục trở thành một trong những nước đầu tiên tại Châu Âu cho biết sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Tuần trước, Thủ tướng Sebastian Kurz đã công bố kế hoạch từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, trước tiên là mở lại các cửa hàng với diện tích tối đa 400m2, cửa hàng kim khí và trồng trọt từ hôm nay (14/4), sau đó từ ngày 1/5 là các trung tâm thương mại, cửa hàng có diện tích lớn hơn và hiệu cắt tóc và cuối cùng là nhà hàng, khách sạn trong trung tuần tháng 5. Tuy nhiên, các cửa hàng sẽ phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về vệ sinh dịch tễ và lượng khách tối đa tại mỗi thời điểm.
Quy định về đeo khẩu trang tại cửa hàng và các phương tiện giao thông công cộng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. Song song với việc mở cửa trở lại các cửa hàng, nhà chức trách cũng khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để tự bảo vệ bản thân khi mối nguy hiểm từ dịch Covid-19 vẫn còn tồn tại./.
Hải Đăng
Kinh tế tơi tả, châu Âu rụt rè 'mở cửa lại' Thế giới sau đại dịch COVID-19 có thể thay đổi vĩnh viễn theo những cách con người bây giờ chưa hình dung được. Đây là một khả năng cần được nhìn nhận nghiêm túc. Người dân ở Barcelona, Tây Ban Nha, đứng trên ban công cổ vũ cho nhân viên y tế đi làm nhiệm vụ - Ảnh: The Guardian Tuần lễ Thánh...