Đức chuyển vắc xin AstraZeneca cho nước nghèo, không mua thêm
Chính phủ Đức đã quyết định chuyển tất cả số vắc xin AstraZeneca tồn kho cho các nước nghèo và đang phát triển trong tháng 8 tới. Ít nhất 500.000 liều sẽ được phân phối thông qua cơ chế COVAX.
Vắc xin AstraZeneca được phân phối cho Ghana thông qua cơ chế COVAX – Ảnh: REUTERS
Trong một thông cáo ngày 7-7, Chính phủ Đức cho biết dịch COVID-19 vẫn phức tạp ở nhiều nước trong bối cảnh nguồn cung vắc xin tại Đức đã bắt đầu ổn định.
Do đó, Berlin sẽ chia sẻ vắc xin với các nước kém phát triển hơn thông qua cơ chế COVAX và song phương. Số vắc xin này bao gồm toàn bộ vắc xin AstraZeneca có trong các kho dự trữ của Đức.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Reuters, ít nhất 500.000 liều AstraZeneca sẽ được chia sẻ thông qua cơ chế COVAX, một phần nhỏ sẽ được chuyển cho các nước thuộc khu vực tây Balkan, các nước như Georgia, Moldova, Ukraine và Namibia.
Hiện chưa có cụ thể số lượng vắc xin AstraZeneca có trong kho dự trữ của Đức. Theo kế hoạch, 80% lượng vắc xin sẽ được quyên góp cho cơ chế COVAX và 20% còn lại là viện trợ song phương.
Chính quyền Berlin trước đó thông báo sẽ viện trợ ít nhất 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca và Johnson&Johnson, trở thành một trong những nước chia sẻ vắc xin nhiều nhất trong nhóm nước giàu G7.
Nhiều ý kiến chỉ trích các nước giàu đang tước đi cơ hội thoát khỏi đại dịch của những nước nghèo bằng cách tích trữ vắc xin, theo Reuters.
Việc Đức quyết định chia sẻ vắc xin AstraZeneca diễn ra trong bối cảnh sự quan tâm của người dân đối với loại vắc xin này liên tục giảm. Chính phủ Đức không có kế hoạch mua thêm vắc xin AstraZeneca cho năm tới.
Theo Reuters, mặc dù chính quyền đã cấp phép khẩn cấp AstraZeneca, do lo ngại tác dụng phụ nên nhiều người Đức đã chọn tiêm Pfizer/BioNTech hoặc Moderna. Tình trạng này còn xảy ra ở một số nước châu Âu khác đã chọn AstraZeneca cho giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn thông báo những người đã tiêm liều 1 là vắc xin AstraZeneca sẽ được tiêm liều 2 là vắc xin Pfizer/BioNTech hoặc Moderna. Sự kết hợp này được tin là sẽ giúp bảo vệ người được tiêm tốt hơn trước các biến thể nguy hiểm như Delta.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiên phong cho việc tiêm 2 loại vắc xin khác nhau khi vẫn còn nhiều nghi ngờ về việc kết hợp vắc xin sẽ khiến cơ thể gặp phản ứng phụ mạnh hơn.
Chính quyền Đức đã nâng tỉ lệ tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng từ 80% dân số lên 85%. Nhiều chính trị gia đã kêu gọi người dân đi tiêm vắc xin nếu muốn mọi thứ sớm trở lại bình thường sau tháng 8 tới.
Hiện Trung Quốc đang là nước viện trợ vắc xin hàng đầu cho khu vực tây Balkan, làm dấy lên những chỉ trích các nước lãnh đạo Liên minh châu Âu (bao gồm Đức) đang để cho đối thủ mở rộng ảnh hưởng ngay tại “địa bàn” của mình.
Đức chuyển toàn bộ vaccine AstraZeneca cho các nước thứ ba
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức ngày 7/7 đã quyết định từ tháng 8 tới sẽ chuyến giao miễn phí toàn bộ các lô vaccine AstraZeneca mà nước này dự kiến tiếp nhận cho các nước thứ ba.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Một thông cáo được đưa ra sau cuộc họp liên ngành của Chính phủ Đức nhấn mạnh rằng trong bối cảnh tình hình đại dịch và nguồn cung ứng tại Đức cũng như trên thế giới đã được cải thiện, song vẫn hết sức căng thẳng, Chính phủ Đức quyết định cho tới cuối năm 2021 sẽ chuyển giao miễn phí ít nhất 30 triệu liều vaccine AstraZeneca và Johnson&Johnson cho các nước thứ ba, đặc biệt là các nước đang phát triển. Thời điểm cũng như khối lượng chuyển giao sẽ phụ thuộc vào tình hình cung ứng vaccine của Đức. Phần lớn lượng vaccine này (ít nhất 80%) sẽ được phân phối qua cơ chế COVAX của Liên hợp quốc nhằm phân bổ vaccine một cách công bằng.
Ngoài ra, một phần nhỏ (tối đa 20%) vaccine sẽ được Đức trao song phương cho khu vực Tây Balkan (Albania, Kosovo, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia), các nước Đối tác phương Đông của EU (Gzudia, Moldova và Ukraine) và Namibia, thuộc địa trước đây của Đức. Khu vực Tây Balkan dự kiến nhận được 3 triệu liều vaccine của Đức. Từ tháng 8/2021, Chính phủ Đức dự kiến chuyển tất cả các lô vaccine AstraZeneca mà nước này tiếp nhận cho cơ chế COVAX và các nước thứ ba, trong đó số lượng ban đầu chuyển cho COVAX ít nhất là 500.000 liều.
Cho tới nay, các loại vaccine phòng COVID-19 chủ yếu thuộc về những nước giàu. Đã có nhiều tiếng nói chỉ trích các nước giàu làm quá ít giúp các nước nghèo chống dịch bệnh. Tại Đức, hầu hết người dân chỉ thích tiêm vaccine BioNTech/Pfizer do lo ngại phản ứng phụ cũng như hiệu quả kém hơn của các vaccine khác. Tuần trước, Bộ Y tế Đức thông báo những người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca sẽ được tiêm mũi 2 là vaccine công nghệ mRNA, như BioNTech/Pfizer hoặc Moderna.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức cam kết viện trợ 350 triệu liều vaccine cho các nước Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang diễn ra tại Anh, các nhà lãnh đạo liên tục đưa ra những cam kết viện trợ vaccine cho các nước nghèo. Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trong ngày cuối cùng của hội nghị,...