Đức chuyển giao loài ‘cá có chân’ để Việt Nam nhân nuôi bảo tồn
Tám cá thể cá cóc Việt Nam – loài cá “có chân” với hình thù kỳ lạ vừa được Vườn thú Cologne (CHLB Đức) bàn giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để nhân nuôi bảo tồn.
Đây là một trong những nỗ lực nhằm khôi phục quần thể cá cóc quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam.
Loài cá cóc Việt Nam.
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, 8 cá thể cá cóc đã được vận chuyển đến sân bay Nội Bài. Sau khi làm các thủ tục với cơ quan chức năng của Việt Nam, những cá thể này đã được chuyển đến Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) để nuôi cách ly và tạo nguồn con giống phục vụ nhân nuôi bảo tồn.
Cá cóc Việt Nam (tên khoa học là Tylototriton vietnamensis) được phát hiện vào năm 2005 với mẫu chuẩn thu thập ở vùng Đông bắc Việt Nam. Đây là một loài lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam. Loài này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái và bị khai thác quá mức để làm sinh vật cảnh.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu của Vườn thú Cologne đóng gói cá cóc để chuyển giao cho phía Việt Nam qua đường hàng không.
Từ năm 2008, Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hợp tác nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này. Các chương trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, quan hệ di truyền và đánh giá hiện trạng quần thể được thực hiện tại một số tỉnh ở Đông Bắc bộ, nơi sinh sống của loài cá cóc quý hiếm này.
Kết quả nghiên cứu đã giúp xây dựng hồ sơ đưa loài Cá cóc Việt Nam vào Danh lục Đỏ IUCN (năm 2016), bậc nguy cấp, Phụ lục II CITES (năm 2019) và Nghị định của Chính phủ (năm 2019), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài.
Chương trình bảo tồn tại chỗ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng được triển khai ở một số khu bảo tồn như Tây Yên Tử (Bắc Giang), Rừng Quốc gia Yên Tử và Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (Quảng Ninh).
Theo tienphong.vn
Kỳ công 2 năm chụp được một bức ảnh Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh
Trong suốt hai năm với nhiều thời gian quan sát và kiên nhẫn chờ đợi, cán bộ thực địa của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) mới chụp được một bức ảnh của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội). Đây là bức ảnh thứ hai chụp được của cá thể rùa này-cá thể rùa có lối sống vô cùng bí ẩn và hoang dã.
Đầu tháng 11/2019, sau gần 2 năm kiên nhẫn quan sát, chờ đợi, anh Bùi Văn Diện - cán bộ thực địa của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) đã chụp được một bức ảnh về cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Xuân Khanh. Đây là cá thể rùa được phát hiện vào năm 2018 bằng công nghệ gene môi trường của Mỹ, là cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng được tìm thấy trong tự nhiên và là một trong 3 cá thể được ghi nhận trên toàn thế giới.
Bức ảnh có độ nét không cao, chưa nhìn rõ hẳn cá thể rùa Hoàn Kiếm song đây là bức ảnh tốt nhất đến nay ghi nhận về cá thể rùa này, cũng là một trong 2 bức ảnh chụp được trong nhiều năm qua về cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh.
Bức ảnh tốt nhất và là bức ảnh thứ hai chụp được cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh. Ảnh: Bùi Văn Diện
Theo các nhà khoa học của Chương trình bảo tồn rùa Châu Á, loài rùa Hoàn Kiếm có tập tính bí ẩn, thường dành phần lớn thời gian ở dưới nước sâu. Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh ước nặng khoảng 70-80kg, vô cùng hoang dã và bí ẩn, rất khó để bắt gặp và chụp ảnh.
Trước đó, tháng 4/2018, ATP công bố phát hiện ra cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh bằng công nghệ phân tích gene môi trường- công nghệ phát hiện loài tiên tiến nhất hiện nay mà không cần bắt được trực tiếp cá thể. Việc phát hiện thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm mở ra hy vọng nhân giống loài rùa quý hiếm nhất thế giới.
Sau cái chết mới đây của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc (với tên gọi Giải Thượng Hải), cả thế giới chỉ còn 3 cá thể được biết đến, một cá thể đực ở Trung Quốc và 2 cá thể (chưa rõ giới tính) ở Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội sau đó ban hành Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm) tại hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030 với mục tiêu ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng rùa Hoàn Kiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Rùa Hoàn kiếm ở hồ Đồng Mô, ảnh chụp 5/11/2019. Ảnh: ATP cung cấp.
Trước mắt tập trung bảo vệ an toàn rùa Hoàn Kiếm tại 2 hồ, nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo tồn rùa Hoàn Kiếm đồng thời tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh. Dự kiến giai đoạn 2021- 2025 sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.
Từ đó đến 2026 sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng tâm linh của người Hà Nội.
Ngay sau khi chụp được bức ảnh về rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh, cán bộ thực địa của ATP chụp được một bức ảnh của rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, cá thể rùa được phát hiện vào năm 2008, từng là cá thể rùa Hoàn Kiếm duy nhất ở Việt Nam sau khi cụ rùa hồ Gươm chết vào tháng 1/2016 cho đến khi phát hiện ra cá thể rùa ở hồ Xuân Khanh.
Theo tienphong.vn
15 bức ảnh chứng minh điểm khác biệt giữa quảng cáo và hiện thực Hình ảnh quảng cáo trên các trang tin du lịch luôn lung linh khiến ai cũng muốn đặt chân đến. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng vậy. 1. Sự khác biệt giữa cửa chính và cửa sau của tòa thành. Ảnh: BrightSide 2. Las Vegas, Nevada, Mỹ Ảnh: BrightSide 3. Khu ẩm thực đường phố tại Thái Lan. Ảnh: BrightSide...