Đức chuẩn bị kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt
Giới chức Đức đang âm thầm chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung khí đốt từ Nga có thể đột ngột bị cắt bất cứ lúc nào.
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức, ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Công tác chuẩn bị do Bộ Kinh tế chủ trì cho thấy tình trạng báo động cao về nguồn cung khí đốt, vốn tạo ra năng lượng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đặc biệt quan trọng đối với các công ty sản xuất thép, nhựa và ô tô, đang trở nên thường trực hơn bao giờ hết.
Tính đến trước thời điểm Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, Đức vẫn phụ thuộc vào khoảng 55% nguồn cung khí đốt từ Nga và Berlin đang phải chịu áp lực trong việc giảm mối quan hệ kinh doanh mà các nhà chỉ trích cho rằng đang giúp tài trợ cho cuộc xung đột của Nga tại Ukraine.
Đức tuyên bố muốn tự “dứt bỏ” nguồn cung từ Nga, song dự báo vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào lượng khí đốt nhập khẩu của Moskva ít nhất đến giữa năm 2024. Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có dừng đột ngột nguồn cung hay không.
Giới chức Đức muốn ngăn chặn xung đột leo thang tại Ukraine, thông qua việc ủng hộ các lệnh cấm vận khí đốt của châu Âu cũng như các biện pháp trừng phạt đối với Moskva về than và dầu. Tuy nhiên, cho đến nay Berlin quan ngại Nga có thể đơn phương cắt đứt dòng khí đốt hiện nay.
Nhằm giảm thiểu những tác động từ quyết định có thể xảy ra từ Moskva, Chính phủ Đức thông báo sẽ hỗ trợ thêm các khoản vay cũng như đảm bảo giúp các công ty năng lượng đối phó với tình trạng giá cả tăng vọt hiện nay cũng như “bảo trợ” cho các công ty năng lượng trọng yếu như lọc dầu.
Đức nêu các nguyên tắc liên quan xung đột tại Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tối 8/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có bài phát biểu đáng chú ý trên truyền hình nhân dịp kỷ niệm 77 năm kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó nhấn mạnh tới các nguyên tắc của nước này liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 28/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Scholz nhấn mạnh Chiến tranh Thế giới thứ hai đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên các chiến trường, trong các thành phố và làng mạc. Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra tại Ukraine, ông khẳng định Đức sẽ bảo vệ luật pháp và đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người dân Ukraine tới lánh nạn cũng như gửi vũ khí tới khu vực chiến sự.
Thủ tướng Scholz cũng nhấn mạnh 4 nguyên tắc của Đức liên quan xung đột tại Ukraine, gồm Đức không hành động đơn lẻ mà phối hợp chặt chẽ với các đồng minh; quan tâm tới khả năng quốc phòng trong nước, thông qua việc trang bị tốt hơn cho quân đội liên bang; Đức không tiến hành những hành động có thể gây tổn hại tới quốc gia cũng như các nước đối tác; Đức không ủng hộ việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia xung đột.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Spiegel cuối tháng trước, Thủ tướng Scholz từng nêu rõ trong tình huống hiện nay cần phải có "một cái đầu lạnh và những quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng", vì Đức gánh vác trách nhiệm "đối với hòa bình và an ninh trên toàn châu Âu". Ông cũng nhắc lại lời cảnh báo mà ông đã nhiều lần đưa ra trước đây rằng Đức là một thành viên của NATO và không bao giờ để xảy ra "đối đầu quân sự trực tiếp" giữa NATO và một "siêu cường được vũ trang tối tân như Nga". Ông khẳng định đây là "trách nhiệm chính trị".
Bộ trưởng Đức kêu gọi tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ trong nước Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP), đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 6/4 đã kêu gọi nước này tiến hành thăm dò trữ lượng dầu khí ở trong nước để đối phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung từ Nga trong thời gian tới. Đường ống dẫn khí đốt...