Đức chuẩn bị cho khả năng ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ
Các nhà lãnh đạo Đức đang chuẩn bị cho khả năng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ lần thứ hai, học hỏi từ những sai lầm trong nhiệm kỳ đầu của ông.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc vận động tranh cử ở thành phố Grand Rapids, bang Michigan, Mỹ, ngày 20/7/2024. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Theo Đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle (Đức), các nhà lãnh đạo Đức đang chuẩn bị cho khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ – điều mà một số người cho rằng họ đã không làm được trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz, thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả, có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, từng hy vọng rằng Tổng thống Biden sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh từ đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Tuy nhiên, Jens Spahn, thành viên của đảng đối lập lớn nhất Đức – Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu (CDU) – cho rằng đó là một sai lầm. CDU đã liên minh với SPD trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump từ năm 2016 – 2020.
“Tôi nghĩ ông Trump rất có thể sẽ là tổng thống tiếp theo của Mỹ. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm như trong nhiệm kỳ trước của ông ấy. Khi đó, không ai có mạng lưới liên lạc với nhóm cố vấn của của ông Trump. Lần này, chúng ta nên chuẩn bị trước và xây dựng mối liên lạc như vậy. Đó là lý do tại sao việc có mặt ở đây là quan trọng”, ông Spahn nói bên lề đại hội đảng Cộng hòa ở Milwaukee mới đây.
Tương lai bất định cho Ukraine
Mối lo ngại đã gia tăng ở Đức khi JD Vance được đề cử làm “Phó tướng” (ứng cử viên phó tổng thống) của ông Trump, người đã kêu gọi cắt giảm hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine. “Tôi không thực sự quan tâm đến những gì xảy ra với Ukraine”, ông Vance đã nói trong một cuộc phỏng vấn với cựu cố vấn của ông Trump, Steve Bannon, ngay trước cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào năm 2022.
Những nhân vật hàng đầu của Đức đang chú ý đến lời cảnh báo này. Dưới sự lãnh đạo của ông Trump, “Mỹ sẽ đặt ra những ưu tiên khác. Châu Âu sẽ phải tự lo cho quốc phòng của mình và cũng phải gánh vác phần lớn gánh nặng hỗ trợ Ukraine”, Christoph Heusgen, Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich (MSC) nói với hãng tin Reuters.
Thực tế, ông Trump đã yêu cầu Đức và châu Âu tăng cường phòng thủ trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của mình. Tuy nhiên, Dominik Tolksdorf từ Hội đồng quan hệ đối ngoại Đức (DGAP) cho rằng Berlin và châu Âu hiện nay dễ bị tổn thương hơn nhiều so với năm 2016, vì cuộc xung đột ở UKraine liên quan trực tiếp đến châu Âu, và châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ về chính sách an ninh.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, ít nhất châu Âu có thể đánh giá ông Trump tốt hơn ngày hôm nay so với năm 2016. Nếu Donald Trump thắng cử, chúng ta vẫn nên tìm cách duy trì mối quan hệ hợp tác xây dựng”, ông Tolksdorf nói.
Vũ khí tầm xa của Mỹ ở Đức
Michael Link, nghị sĩ thuộc đảng nhỏ nhất trong liên minh của Thủ tướng Scholz – Đảng Dân chủ Tự do (FDP), cho biết các nhà lãnh đạo Đức đã chuẩn bị từ lâu cho khả năng ông Trump trở thành tổng thống Mỹ lần thứ hai.
Ông Link, điều phối viên xuyên Đại Tây Dương của Chính phủ Đức, cũng tham dự đại hội đảng Cộng hòa Mỹ tại Milwaukee với tư cách là khách mời. “Thách thức lớn nhất đối với bất kỳ sự chuẩn bị nào là sự khó lường của ông Trump. Không ai có thể nói chắc chắn những phần nào trong chương trình chính trị của ông ấy sẽ được thực hiện trong nhiệm kỳ thứ hai. Do đó, chúng ta phải tăng cường khả năng tự hành động của mình, đặc biệt là đối với EU”, ông Link lưu ý.
Để phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine, Đức đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng. Thủ tướng Scholz đã thực hiện một bước tiến xa hơn chỉ vài ngày trước tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Mỹ, nơi ông đã đồng ý với Tổng thống Biden về việc triển khai vũ khí tầm xa của Mỹ tại Đức.
“Những hệ thống vũ khí hiện đã được đồng ý đã được xem xét lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump”, chuyên gia Tim Thies thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình và Chính sách An ninh tại Hamburg tiết lộ. Thực tế, theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Đức sẽ chi trả cho việc triển khai này. “Chính phủ Đức dường như đang dự đoán bất kỳ yêu cầu nào từ một Tổng thống Trump tương lai có thể đưa ra”, chuyên gia Thies nhận xét.
Năm 2016, các chính trị gia Đức đã bị bất ngờ khi ông Trump đánh bại bà Hilary Clinton trong cuộc đua giành chức tổng thống Mỹ. Một số người trong số họ đã có những bình luận cực kỳ thiếu ngoại giao trong chiến dịch tranh cử đó, đáng chú ý nhất là Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ và Tổng thống Đức hiện tại Frank- Walter Steinmeier, người đã gọi Trump là “người rao giảng lòng căm thù”.
Ông Link chỉ ra rằng Tổng thống Biden tôn trọng Đức như một đối tác, cũng như EU như một thể chế và đã đầu tư nhiều vào các quan hệ đối tác đa phương như G7 và Liên hợp quốc. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng chính quyền Trump thứ hai sẽ khác biệt đáng kể, đồng thời cảnh báo: “Ông Trump dựa vào các mối quan hệ song phương và các ‘thỏa thuận’ giao dịch mới thay vì các liên minh hiện có. Ông ấy không tôn trọng EU như một đối tác bình đẳng và sẽ tìm cách kích động các quốc gia châu Âu chống lại nhau”.
Mặc dù vậy, ông Link cũng chắc chắn rằng: “Nếu Donald Trump tái đắc cử, bất chấp mọi lời lẽ hoa mỹ, ông ấy sẽ nhận ra rằng Mỹ vẫn phụ thuộc vào các đồng minh”, lưu ý về mối quan hệ với Trung Quốc làm ví dụ: “Mỹ và EU có thể tạo ra tác động lớn hơn nhiều nếu họ hợp tác với nhau thay vì chống lại nhau”.
Tổng thống Đức thừa nhận chạm 'giới hạn' về tiếp nhận người di cư
Để hạn chế số lượng người đến châu Âu, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng cần phải "kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn" ở biên giới vành ngoài EU.
Người di cư tới đảo Lampedusa, Italy ngày 18/9/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết nước này đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thêm người di cư, đồng thời kêu gọi kiểm soát biên giới và "phân bổ công bằng" người di cư trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trả lời phỏng vấn tờ Corriere della Sera trước thềm chuyến thăm Italy 3 ngày, ông Steinmeier cho biết: "Đức, cũng giống như Italy, đang ở mức giới hạn năng lực của mình," đồng thời chỉ ra rằng Đức nhận được 1/3 tổng số đơn xin tị nạn trong số các nước EU trong nửa đầu năm nay.
Để hạn chế số lượng người đến châu Âu, nhà lãnh đạo Đức cho rằng cần phải "kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn ở biên giới vành ngoài EU.
Ông Steinmeier thừa nhận rằng cả Đức và Italy đều "mang gánh nặng" người di cư, ông kêu gọi "phân bổ công bằng" gánh nặng này ở châu Âu.
Theo kế hoạch, Tổng thống Steinmeier bắt đầu chuyến thăm Italy 3 ngày từ ngày 20-22/9, nơi ông sẽ gặp người đồng cấp Sergio Mattarella và thăm đảo Sicily, nơi chính quyền Italy gần đây đã bắt đầu chuyển một số người di cư đến đây để giảm tải cho đảo Lampedusa, nơi đang quá tải khi phải tiếp nhận số người di cư đến kỷ lục.
Tổng thống Đức nhấn mạnh rằng Italy không thể bị bỏ mặc trong các vấn đề di cư và cảm ơn nước này vì đã thể hiện "rất nhiều trách nhiệm nhân đạo."
Ông Steinmeier cũng kêu gọi Chính phủ Italy và Đức đàm phán một thỏa thuận giải quyết tranh cãi hiện tại của hai nước liên quan đến việc phân bổ người di cư.
Tuần trước, Đức đã tạm đình chỉ quy trình tiếp nhận tự động người tị nạn do Italy không tuân thủ các thủ tục theo Hiệp ước Dublin của EU, trong đó quy định người xin tị nạn phải nộp đăng ký tại quốc gia EU đầu tiên mà họ nhập cảnh.
Các trường hợp có ý định đăng ký tị nạn ở một quốc gia khác đều có thể bị đưa trở lại nước đầu tiên tiếp nhận.
Theo chương trình tự nguyện tiếp nhận người tị nạn nhằm thể hiện tình đoàn kết của EU, Đức cam kết tiếp nhận 3.500 người tị nạn từ các quốc gia đặc biệt gặp khó khăn ở biên giới phía Nam châu Âu, trong đó có Italy.
Cho đến nay, khoảng 1.700 trường hợp (trong đó có trên 1.000 trường hợp từ Italy) đã được Đức tiếp nhận thông qua cái gọi là "cơ chế đoàn kết tự nguyện" của châu Âu để người di cư có thể hoàn tất thủ tục đăng ký tị nạn ở Đức.
Bộ Nội vụ Đức thông báo tạm dừng tiếp nhận theo cơ chế này do các quy định liên quan tới việc tiếp nhận người tị nạn theo thoả thuận Dublin không được tuân thủ.
Cụ thể, Italy "nhiều lúc" ngừng tiếp nhận trở lại người tị nạn từ Đức theo quy định Dublin.
Theo người phát ngôn Chính phủ Đức, đã có trên 12.400 trường hợp ở diện phải được đưa trở lại Italy, song cho tới nay mới chỉ có 10 người được xử lý.
Hiện Chính phủ Đức đang mâu thuẫn về chính sách di cư, một số chính trị gia Đức gần đây đã đề xuất mức trần về số lượng người di cư và người xin tị nạn hàng năm.
Lãnh đạo phe đối lập bảo thủ Friedrich Merz cho biết con số này nên được đặt ở mức 200.000 người mỗi năm, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser, thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, đã bác bỏ mức trần như vậy.
Theo số liệu chính thức, Đức đã nhận được khoảng 175.000 yêu cầu xin tị nạn từ đầu năm đến nay, trong đó chưa kể hơn 1 triệu người Ukraine mà Đức đã tiếp nhận sau khi nước này xảy ra xung đột với Nga.
Trong khi đó, Chính phủ Đức lại đang tìm cách thu hút người di cư để tạo ra khoảng 2 triệu việc làm.
Tuyên bố bất ngờ của Thủ tướng Đức về khả năng Ukraine gia nhập NATO Nhà lãnh đạo Đức nhận định Ukraine gia nhập NATO trong bối cảnh xung đột hiện tại là điều bất khả thi, thay vào đó phương Tây nên cung cấp thêm vũ khí cho Kiev. Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự cuộc họp tại Quốc hội Đức ngày 22/6. Ảnh: AFP Theo đài RT, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 22/6 tiếp tục...