Đức: Chữ viết tay đang chết dần
Tháng 6 vừa qua, trên trang nhất dưới tiêu đề “Báo động: chữ viết tay đang chết dần”, báo “Bild” – tờ báo bình dân có số lượng phát hành lớn nhất của Đức – đã gây chú ý và tranh luận sôi nổi trên toàn nước Đức. Theo một nghiên cứu gần đây của Anh thì một phần ba người lớn từ nửa năm nay không còn viết bằng tay nữa.
Tới 85% các công ty trong Đức đang làm việc vớ i máy tính, ở sở làm không có gì cần viết. Tới 79% các gia đình có một máy tính, thường được kết nối với Internet, cho nên ở nhà lại vẫn chỉ cần gõ phím. Còn phải tính thêm cả thiết bị di động. Chỉ riêng năm 2011 có đến 12 triệu smartphone được bán ra tại Đức (tăng 31%), sử dụng chủ yếu là do màn hình cảm ứng (touchscreen).
Trên máy tính, các dữ liệu được cài đặt và lưu trữ luôn dễ tìm hơn là bới tìm các mẩu giấy lộn xộn; còn nút “xóa” của bàn phím giúp giải quyết sạch sẽ các dấu gạch, xóa, sửa lem nhem… nếu viết tay. Còn chương trình tự động sửa lỗi chính tả giúp người viết tránh được các lỗi viết đáng xấu hổ đến độn thổ. Kể từ khi có SMS người ta có thể cảm ơn một buổi tối đầm ấm, một lời mời đi ăn đơn giản, đúng lúc và lịch sự hơn nhiều so với việc viết lời cám ơn lên tấm thiếp, cho vào phong bì, dán tem và gửi bưu điện.
Máy tính còn cho ra một dạng chữ rõ ràng, dễ đọc hơn nhiều, so với chữ viết tay. Theo tính toán của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ hàng năm có 7000 bệnh nhân chết vì bác sĩ kê đơn cho họ bằng thứ chữ không thể đọc nổi.
Ngay cả khi thanh toán không dùng tiền mặt, chữ ký bằng tay cũng chưa phải là tối an toàn, mà việc nhấn các mã số (code) vẫn đảm bảo hơn nhiều. Chừng nào sách điện tử thay thế sách in thì sẽ chẳng còn gì viết bằng tay nữa. Chữ viết tay thực sự sẽ chỉ còn được lưu giữ với mục đích lưu niệm chứ không phải vì nội dung mà nó chứa đựng: lá thư tình thời học trò, thiếp chúc sinh nhật của cha mẹ, dòng ký tặng của tác giả cuốn sách…
Viết bằng tay tốn thời gian, tẻ nhạt và cực nhọc, vì vậy chúng ta ngày càng ngại viết hơn. Gõ phím nhanh hơn, lại thuận tiện vì dễ đọc. Viết tay thì riêng tư thật, nhưng đối với con người thời hiện đại thì đây là việc quá mệt mỏi. Ai mà không thường xuyên chịu áp lực thời gian?
Ai cũng biết thời gian là tiền bạc, tiền bạc thì rất quan trọng rồi, còn thời gian rỗi (để nghỉ ngơi) cũng vô cùng quý giá. Trong cuộc sống hàng ngày chẳng ai có thời gian để viết các chữ cái với dấu kết nối, các nét uốn lượn bay bướm…
Thực tế là trong cuộc sống hàng ngày, chữ viết tay sẽ dần biến mất, song song theo đó là cả thư từ viết tay và các ghi chép trên giấy. Đành rằng sẽ chết dần một phần văn hóa, nhưng cũng như kỹ năng cưỡi ngựa: đẹp thì đẹp thật, nhưng chẳng quan trọng thiết yếu.
Nếu tới lúc chữ viết tay chỉ để ghi danh sách đi chợ, vài dòng ghi nhớ các việc cần làm và ký thanh toán tiền bằng thẻ tín dụng… thì có vẻ như thực sự không cần thiết phải hành hạ hàng triệu học sinh qua việc luyện viết chữ đẹp, nhất là những người đặc biệt khó khăn trong việc điều khiển bàn tay của họ.
Trong tương lai máy tính và điện thoại cầm tay thế hệ mới nhất làm việc qua nhận biết giọng nói, văn bản và các yêu cầu được viết theo khẩu lệnh chứ không cần gõ phím, và chữ viết tay lại càng bị đẩy lùi sâu hơn vào dĩ vãng.
Video đang HOT
Theo Nguyệt Linh (Vietnamnet/Bild, Daily Mail)
Trường học Mỹ đề xuất bỏ viết tay
Dù là môn bắt buộc hay tự chọn, viết tay đang nhanh chóng biến mất khi các trường thay thế giấy và bút bằng máy vi tính.
Thậm chí, các bài kiểm tra tiêu chuẩn đang dần được quản lý thông qua máy vi tính trong 3 năm nay. Liệu viết tay có lãng phí thời gian không? Các trường học ở California (Mỹ) thì không nghĩ vậy.
Viết chữ đẹp đã lỗi thời?
Viết tay có lãng phí thời gian?
Ngày nay, chiếc bút có thể không có sức mạnh phi thường như bàn phím nhưng California và một số bang khác của Mỹ nhất quyết không từ bỏ hoàn toàn hình thức văn bản này.
Chống lại xu hướng đang ngày càng nở rộ là loại bỏ việc rèn chữ ra khỏi chương trình giảng dạy tiểu học hoặc đưa nó thành môn tự chọn, California là một trong số những bang khác vẫn đang tiếp tục coi môn viết chữ là môn quan trọng của học sinh lớp 3.
Một số người cho rằng viết tay là lãng phí thời gian, là lỗi thời trong thời đại số hóa - thời đại mà chữ ký thậm chí còn là chữ ký điện tử, tuy nhiên những người khác lại cho rằng viết tay là cần thiết để trẻ có thể trau dồi các kỹ năng vận động, phát triển đặc tính riêng của trẻ. Tranh cãi lớn lên khi 45 bang dự định áp dụng những hướng dẫn giảng dạy năm 2014 cho môn tiếng Anh và Toán, không bao gồm môn viết chữ, nhưng lại yêu cầu thành thạo đánh máy khi tốt nghiệp tiểu học.
Một số bang trong đó có California, Georgia và Massachusetts có thêm yêu cầu viết chữ theo tiêu chuẩn quốc gia, trong khi hầu hết các bang khác như Indiana, Illinois và Hawai đưa môn này thành môn tự chọn. Một số bang như Utah vẫn đang xem xét vấn đề này.
Dù là môn bắt buộc hay tự chọn, viết tay đang nhanh chóng biến mất khi các trường thay thế giấy và bút bằng máy vi tính. Thậm chí, các bài kiểm tra tiêu chuẩn đang dần được quản lý thông qua máy vi tính trong 3 năm nay.
"Có thực sự cần phải học 2 loại bản thảo khác nhau hay không?" - Steve Graham, chuyên gia giáo dục tại ĐH Bang Arizona đặt câu hỏi. "Sẽ có nhiều trẻ không học viết chữ. Kỹ năng quan trọng hơn là đánh máy".Tuy vậy, viết tay vẫn được nhiều người ủng hộ - những người cho rằng nó có lợi cho não của người trẻ cũng như tốt cho các kỹ năng vận động, phối hợp. Viết tay cũng là một cách biểu hiện của tính cách, những người ủng hộ nói.
"Tôi nghĩ nó là một phần bản sắc và lòng tự trọng của bạn" - Eldra Avery, giáo viên ngôn ngữ và sáng tác tại Trường Trung học San Luis Obispo. "Có cái gì đó rất đặc biệt và mang tính cá nhân trong một bức thư viết tay".
Đối với nhiều giáo viên tiểu học, yêu cầu trẻ dành hàng giờ viết đi viết lại những con chữ là không thực tế trong kỷ nguyên của công nghệ.
Học sinh Alexia Herrara đang luyện chữ tại Trường St. Mark's Lutheran, Hacienda Heights, California, Mỹ.
Học sinh lớp 3 có thể dành 15 phút luyện chữ vài lần một tuần, nhưng lên lớp 4, việc này gần như không có vì giáo viên không yêu cầu bài luận viết tay. Trong khi một số đứa trẻ vẫn viết tay thì có nhiều trẻ chọn đánh máy vì chúng thực hành đánh máy nhiều hơn.
Dustin Ellis - giáo viên lớp 4 Trường Tiểu học Big Springs ở Simi Valley cho biết anh thường giao bài tập luyện chữ về nhà, nhưng nếu anh cho phép tự chọn thì chỉ có 3 trẻ chọn viết tay trong số 32 em.
"Trẻ có thể chỉ thành công khi biết đánh máy. Khi một đứa trẻ có thể gõ 60 chữ một phút, điều đó có nghĩa là chúng đang hướng tới một hướng đi khác. Viết tay đang trở nên ngày càng ít quan trọng hơn".
Điều đó cũng phụ thuộc vào giáo viên. Nhiều giáo viên trẻ cũng không được chuẩn bị cho việc dạy viết tay - Kathleen S. Wright, quản lý sản phẩm chữ viết tay của công ty sản xuất dụng cụ giảng dạy Zaner-Bloser cho biết.
Để khắc phục điều này, công ty đã phát triển một chương trình máy vi tính dạy trẻ cách hình thành các chữ cái.
Nhiều học sinh nói rằng hầu như không ai viết tay trừ giáo viên và cha mẹ. Các bài luận ở trường đều yêu cầu đánh máy, những bản thảo cá nhân như thiệp cảm ơn, thiệp mừng sinh nhật cũng đều là email - Monica Baerg, học sinh 16 tuổi chia sẻ.
Baerg cho biết em học viết chữ năm lớp 3 nhưng chưa bao giờ sử dụng nó và cũng rất khó dịch được chữ viết tay của bố mẹ. "Chuyện đó thật lãng phí thời gian. Chưa ai từng ép buộc chúng em viết tay. Thật rắc rối để nhớ các chữ cái. Không cần thiết phải viết tay" - cô bé nói.
Tại trường St. Mark's Lutheran, Hacienda Heights, viết tay vẫn là một môn học chính. Học sinh được yêu cầu viết tay trong suốt những năm trung học để chúng thành thạo nó. Học sinh cũng được cung cấp một cuốn sách để học và luyên tập tại nhà.
"Luôn có những trường hợp bạn phải sử dụng đến chữ viết tay" - bà Linda Merchant, giám đốc chương trình giảng dạy và hướng dẫn nói.
Chuyên gia Graham cho rằng với nhiều đứa trẻ, mục đích thực tế duy nhất của việc học viết tay chỉ để ký tên. "Người ta chỉ nên dạy viết tay cho mục đích này" - học sinh Baerg nói. "Ai cũng muốn có một chữ ký đẹp với những đường nét theo ý mình".
Phản hồi đa chiều
Sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều phản hồi tranh luận về vấn đề này với những ý kiến trái chiều. Một ông bố chia sẻ, anh đã phát hoảng khi phát hiện cậu con trai 15 tuổi đang học lớp 9 không có khái niệm về viết tay. Khi anh hỏi cô con gái 17 tuổi là sinh viên loại A từ năm lớp 7, hiện đang học năm cuối trung học, anh còn phát hiện ra rằng con bé không được dạy viết tay. "Nếu bạn yêu cầu con bé ký tên, con bé sẽ in tên mình ra. Không thể tưởng tượng được một học trung trung học xuất sắc không thể ký tên mình" - ông bố Gregory A. Peterson chia sẻ.
Những người phản đối bỏ dạy viết tay trong trường học cho rằng nếu không viết tay, sẽ không thể đọc được những bản thảo viết tay quan trọng khác. Hay "nếu không biết viết tay, chúng ta sẽ có một thế hệ không biết ký séc hay không thể viết một bức thư mà không cần máy vi tính, máy tính bảng hay điện thoại.
Giáo viên lớp 6 - Erin Redding thì hoàn toàn đồng ý với California và các bang khác. Cô cho biết tất cả những học sinh của mình đều được yêu cầu viết tay mọi thứ, ngoại trừ môn Toán. "Đó là một cách tốt điều chỉnh các kỹ năng vận động. Ngày nay, không phải mọi thứ đều được thực hiện bằng máy vi tính. Nhiều người trong số chúng ta vẫn phải sử dụng chữ ký cho các tài liệu không phải điện tử và học sinh của tôi cũng vậy".
Trái lại, những người phản đối lại cho rằng viết tay không phải cách để "mài giũa kỹ năng vận động" - Shaw Sullivan nhận định.
Trong khi đó, nhiều độc giả đưa ý kiến cả 2 dạng viết tay đều quan trọng, cần thiết và các trường phải dạy học sinh thành thạo cả hai kỹ năng này.
Theo Vietnamnet
Tập san mừng 20/11 sai chính tả be bét Một cuốn Tập san trưng bày trong Triển lãm Ngày hội thầy và trò do Thành đoàn Hà Nội tổ chức sáng 8/11 chủ yếu là sưu tầm nhưng lại dày đặc lỗi chính tả. Cuốn Tập san lớp 7A (không ghi của học sinh trường nào) trưng bày trong Triển lãm Ngày hội thầy và trò tri ân các nhà giáo tổ...