Đức cho phép sử dụng rộng rãi thuốc Paxlovid điều trị COVID-19
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 3/7 tuyên bố ông sẽ thúc đẩy việc kê đơn thuốc viên uống Paxlovid kháng virus SARS-CoV-2 tại nước này thông qua mạng lưới bác sĩ gia đình.
Thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, thuốc Paxlovid kháng virus SARS-CoV-2 của hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) hiện được sử dụng nhằm giảm số ca bệnh nặng.
Trên trang Twitter cá nhân, người đứng đầu ngành y tế Đức cho biết: “Mạng lưới bác sĩ gia đình sẽ được huy động để đưa loại thuốc kháng virus này vào sử dụng rộng rãi hơn”. Theo Bộ trưởng Lauterbach, hiện Đức dự trữ đủ loại thuốc này.
Tháng 1 vừa qua, thuốc Paxlovid đã được cấp phép có điều kiện vào thị trường châu Âu, theo đó, thuốc này chỉ dành cho những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
Video đang HOT
Thuốc Paxlovid có hiệu quả giảm tới 90% nguy cơ nhập viện ở người cao tuổi nếu được sử dụng sớm sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, Paxlovid chưa cho thấy hiệu quả giảm các triệu chứng ở bệnh nhân trẻ tuổi.
Sau 3 tháng giảm đều, kể từ cuối tháng 6 vừa qua, số ca tử vong và phải chăm sóc đặc biệt do mắc COVID-19 đã gia tăng trở lại tại Đức. Số ca mắc mới hằng ngày chủ yếu nhiễm các biến thể phụ của Omicron.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 3/7 cho biết các trường học và doanh nghiệp không thiết yếu tại nước này sẽ không còn phải đóng cửa nếu tỷ lệ lây nhiễm tăng đáng kể trong năm nay, song khẩu trang vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh.
Đa số người Đức muốn tiếp tục đeo khẩu trang
Mặc dù Đức đã thông báo chấm dứt các biện pháp hạn chế để chống dịch COVID-19 từ ngày 20/3 và giai đoạn chuyển tiếp 2 tuần để bãi bỏ hoàn toàn các quy định chống dịch cũng đã kết thúc vào ngày 2/4.
Phần lớn người dân vẫn muốn tiếp tục duy trì việc đeo khẩu trang khi ra ngoài mua sắm hoặc ở những địa điểm công cộng đông người.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả cuộc thăm dò dư luận của Insa công bố ngày 3/4 trên tờ Bild am Sonntag cho biết 63% trong số trên 1.000 người được hỏi vẫn chọn duy trì đeo khẩu trang khi đi siêu thị mặc dù đây không còn là quy định bắt buộc ở hầu hết các bang. Chỉ 29% số người tham gia khảo sát nói rằng họ không muốn đeo khẩu trang và 8% từ chối trả lời.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cũng ủng hộ việc tiếp tục đeo khẩu trang ở các không gian công cộng trong nhà. Ông khẳng định nguy cơ mắc COVID-19 vẫn khá cao, vì thế mọi người không nên chủ quan. Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh rằng mỗi ngày vẫn có từ 200 đến 300 người tử vong do COVID-19, cho thấy mối nguy lớn vẫn đang rình rập.
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner mặc dù ủng hộ việc chấm dứt các biện pháp hạn chế để chống dịch COVID-19, nhưng ông cho rằng việc tiêm vaccine và xét nghiệm vẫn nên miễn phí. Ông Lindner khẳng định với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, ông đảm bảo rằng sẽ duy trì việc xét nghiệm và tiêm chủng miễn phí cho người dân.
Trong khi đó, một số quan điểm khác cho rằng việc kết thúc các biện pháp chống dịch tại thời điểm này là quá sớm. Chủ tịch nhóm nghị sĩ CSU tại quốc hội Alexander Dobrindt ủng hộ việc duy trì quy định đeo khẩu trang, cho rằng vào thời điểm mà số ca mắc COVID-19 vẫn rất cao, việc kết thúc hầu hết các biện pháp bảo vệ là quá sớm.
Người đứng đầu nhóm bác sĩ thuộc Hiệp hội nghề nghiệp Marburger Bund, bà Susanne Johna, kêu gọi mọi người tiếp tục đeo khẩu trang tại những địa điểm công cộng có không gian kín. Theo bà, trong các siêu thị và nhà hàng..., khẩu trang đặc biệt quan trọng để ngăn khả năng lây nhiễm virus.
Tốc độ lây nhiễm COVID-19 tại Đức đã giảm trong vài ngày qua nhưng vẫn ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Viện Robert Koch (RKI), tỷ lệ mắc trong 7 ngày qua tại nước này ghi nhận ở mức 1.457,9 ca/100.000 người, giảm so với mức 1.723,8 ca/100.000 ca một tuần trước đó.
Theo quy định mới, kể từ ngày 2/4, các quy tắc 2G (đã tiêm hoặc đã phục hồi sau khi mắc COVID-19) và 3G (đã tiêm, đã phục hồi hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính) không còn áp dụng ở hầu hết các bang của Đức. Điều này có nghĩa là mọi người không còn phải xuất trình "chứng nhận tiêm chủng", phục hồi hoặc xét nghiệm âm tính khi đến hầu hết các địa điểm công cộng. Thậm chí, mọi người không còn bị bắt buộc đeo khẩu trang trong cửa hàng, bảo tàng, nhà hàng hoặc trường học... trên cả nước, trừ khi những cơ sở đó yêu cầu hoặc khu vực đó bị coi là "điểm nóng" dịch bệnh.
Hiện 2 bang Hamburg và Mecklenburg-Vorpommern tự tuyên bố là "điểm nóng", có nghĩa là họ có thể tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế hiện nay như đeo khẩu trang bắt buộc, quy tắc 2G/3G vẫn được áp đặt khi đến các địa điểm công cộng.
Hệ thống y tế Đức đang trong tình trạng nguy cấp Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 11/3 cảnh báo nước này đang rơi vào tình trạng "y tế nguy cấp" mới, khi số ca mắc COVID-19 theo ngày liên tiếp ghi nhận "kỷ lục buồn". Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 2/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại một cuộc...